Chiến Thần OnlineGame hạng nặng, đồ họa khủng. Đánh quái, làm nhiêm vụ, cày level. (Hỗ trợ Java/ Android)
Khi nói đến đây, nàng bỗng mất hết mọi kiêu hãnh và kiềm chế. Cái sự bình yên chết chóc mà nàng sống trong những ngày qua tan vỡ từ tim nàng, và nàng bắt đầu khóc thảm thiết đau đớn, hai tay ôm mặt và người nàng gục lên gục xuống.
Hoà Lang hoảng hốt thành khích động. Chàng đặt tách trà xuống và đứng đấy một mình, vò hai bàn taỵ Chàng không dám đụng vào người nàng. Chàng nói, "Bây giờ đau buồn khóc lóc thế này rất nguy hiểm cho cộ Dục Thủy, vì sự an nguy của cô, khóc lóc thế này không tốt."
Chàng chờ đợi, thở dài và lẩm bẩm, cho tới lúc nàng bỗng xấu hổ ngừng lại. Nàng chùi mặt bằng bằng ống tay áo và hỏi, "Anh sẽ còn ở lại đây, ở Hoa Kỳ?" Chàng cảm thấy dễ chịu và trả lời, "Vài tháng. Dĩ nhiên bây giờ tôi sẽ ở lại cho đến lúc cô biết cô phải làm gì. Xin cho tôi biết cô sẽ làm gì; ít nhất tôi cầu xin điều này. Đây là địa chỉ của tôi. Nếu tôi đi vắng thì cũng chỉ đi sang các thành phố lân cận vài ngày cho công việc thôi. Tôi sẽ để lại tên thành phố để cô có thể gặp được tôi."
Nàng cầm lấy tấm danh thiếp và bỏ vào một cái hộp không trên bàn phòng khách. Nàng nói, "Nếu anh không nghe gì về tôi, có nghĩa là tôi không cần phải viết."
Chàng nhấn mạnh. "Nhưng quả thực cô phải cho tôi biết."
Nàng đành phải hứa, biết rằng chàng sẽ không ra về cho tới lúc nàng hứa. "Hòa Lang, tốt lắm. Tôi sẽ viết cho anh biết quyết định của tôi. Có thể không ngay lập tức đâu."
Chàng trả lời, "Tôi có lời hứa của cô rồi."
Rồi chàng ra đi, thận trọng với nón, bao tay và chiếc gậy. Hai người cúi chào thật sâu trước cửa, và nàng chờ đợi tại cửa, cho tới lúc thang máy lên, và hai người lại cúi chào nhau rất thấp, trong khi người điều khiển thang máy ngạc nhiên nhìn chăm chú. Bây giờ thật rõ ràng với nàng về cái nàng phải làm, hoàn toàn cho phúc lợi của Lạc Nhị Quả thực không có chỗ cho nó trên đời này.
° ° °
Ngày James trở về thăm cha mẹ, Dục Thủy nói, mặt đỏ lên vì e thẹn. "James, em sẽ không viết thư cho anh trong lúc anh về thăm nhà đâu."
Chàng đang bỏ chiếc sơ mi sạch sẽ vào va lị "Tại sao không?"
"Em nghĩ như thế là không vâng lời mẹ anh. Nó giống như bí mật đi vào căn nhà mà mẹ anh ngăn cấm."
Chàng phản đối, "Em kỳ quá. Em không tức giận vì anh đi phải không?"
"Không đâu James. Em chỉ không viết thư thôi, vì lịch sự với mẹ anh. Em muốn vâng lời mẹ anh."
Vì thế chàng không mong đợi nhận được thư nàng. Thoạt đầu chàng không nghĩ đến chuyện này. Khi chàng bước vào cái phòng khách lớn, chàng cảm thấy những xúc động tuổi thơ của chàng, sự dễ chịu, niềm tin rằng ở đây mọi người đều mạnh khỏe. Hồi trước khi chàng về nhà vào dịp Giáng Sinh từ quân trường Lexington, chàng nhớ lại sự thoải mái của tâm hồn. Ở đây là bình yên, ở đây là chấp nhận, ở đây chàng được yêu quý.
Thật đúng như ngày xưa khi mẹ chàng chạy vội ra qua những chiếc cửa mở của phòng khách. Chàng quay nhìn mẹ với một tình yêu ám ảnh lâu đời. Bà vươn mở rộng hai tay, vải của chiếc áo choàng màu bạc xám bay trên cánh tay và phủ chân bà.
"Con yêu quý!"
Hai cánh tay bà ôm lấy chàng, và cái mùi nước hoa quen thưộc xông vào mũi chàng.
"Chào mẹ - " cái giọng nói đàn ông rổn ràng của chàng không còn cái vẻ run sợ của cái tâm hồn đứa trẻ bên trong nữa.
"Chào mừng con về, darling - ."
"Tại sao mẹ biết con về? Con nghĩ đây là một sự ngạc nhiên cho mẹ."
Bà lùi lại, cười rộ lên, khuôn mặt đẹp đẽ của bà trông rất trẻ dưới những cuộn tóc màu bạc, tất cả sống động với tiếng cười chiến thắng.
"Ba con không thể che giấu mẹ được gì, dù là chỉ trong một lúc. Mẹ biết! Thực là một Giáng Sinh tốt lành, darling."
Chiếc áo màu xám lại choàng lấy chàng giống như một mạng nhện nhẹ. Chàng cảm thấy những ngón tay mảnh gầy nhưng mạnh mẽ của mẹ nắm lấy tay phải của chàng. "Lại ngồi gần lò sưởi. Ba mẹ chưa làm xong cây Giáng Sinh. Con phải trèo lên đỉnh treo ngôi sao như trước kia con vẫn làm. Mẹ không có ngôi sao ở đó trong những năm con đi xa nhà. Monica hôm nay lại uống trà với chúng tạ"
Bà khẽ nhắc đến tên Monicạ Không để cho chàng tìm hiểu lý do, bà quay lại
gọi to, "Monica, nó về rồi. Bác đã bảo cháu nó sẽ về mà. Bác biết thế!"
Monica bước vào phòng. Hai người gặp nhau lúc nào cũng thân thiết. Monica nói, "Ngồi xuống đi. Em đang pha trà. Mẹ anh hôm nay có vẻ lười lắm."
Mẹ chàng kêu lên, "Đó là bởi vì bác rất sung sướng."
Mọi người nghe thấy tiếng rít của chiếc cửa nặng nề của phòng thư viện, tiếng bước bằng dép da, và cha chàng bước vào. "Ai nói đến trà đấy? Bảo nó pha cho tôi một ly rượu Martinị James, con uống một ly với ba không? Để đàn bà uống trà."
"Vâng, con theo ý bạ" Hai bố con bắt tay nhau mạnh mẽ và buông vội nhau ra.
Tên đầy tớ da đen vào pha rượu, và khẽ chào người chủ trẻ tuổi mới về nhà. "Merry Christmas. Cậu James mạnh khoẻ không?"
Sự hoàn hảo này vẫn tồn tại trong cái thành phố nhỏ này, ngay bên ngoài Richmond trong tiểu bang Virginia, và James suy nghĩ với tất cả sức mạnh của mình, chàng sẽ gìn giữ cái hoàn hảo này trong một thế giới bất toàn. Sự hoàn hảo thì hiếm hoi lắm, nó đáng quý lắm và không thể mất đi, cái hòn đảo trong một vùng biển bão táp, an toàn trong sự quay cuồng của tai họa. Chàng bỗng nhiên để ý đến cái đẹp của mỗi căn phòng, những bông hồng vàng, những bông hồng trong nhà kiếng mà mẹ chàng trồng trong một thế giới làm ra bom nguyên tử, những chiếc màn cửa kéo ra tại cửa sổ phía tây mở ra trước hoàng hôn mùa đông cuối cùng, ngọn lửa nhảy múa từ những khúc củi trong lò sưởi, những chiếc ghế phủ vải sa tanh, và sàn nhà đánh bóng và những tấm thảm dầy, những căn phòng mở vào phòng khác, tất cả đều bóng loáng và sạch sẽ, bề ngoài trông như là tự nhiên không mất công và cũng không tốn kém. Nhưng chàng biết cái giá tốn kém để giữ căn nhà như thế. Nhưng chàng có quyền thừa kế, trừ phi chàng lựa chọn vất đi tất cả. Thực là điên rồ!
Và Monica ngồi tại đó bên cạnh cái bàn khảm bằng gỗ hồng trên đặt một bộ đồ trà bằng bạc, cũng là một món đồ thừa kế, là của chàng để được hưởng cùng với tất cả những thứ khác, và nàng sẽ trông giống thế mãi, dù tuổi nào, bởi vì nàng được ân sủng với sắc đẹp và nàng thuộc về đây. Đạo luật ấy ở đây, cái luật bảo vệ, và chàng có thể dùng cái luật ấy làm nơi trú ẩn nếu chàng bắt buộc phải làm thế.
Những ngày trôi qua trong sự huy hoàng, Chàng treo ngôi sao lên cao và đóng lại cái vai trò một đứa bé. Những cái vớ dài được treo dưới những bệ lò sưởi bằng đá mà ông tổ chàng đã mua từ một căn nhà bên Pháp lâu lắm rồi, và mọi người cười đùa vào buổi sáng ngày Giáng Sinh trước những quà tặng, những con khỉ con gấu nhỏ bé từ Thụy Sĩ, nhưng trong cái vớ dài của chàng, chàng tìm thấy một cái ghim cà vạt bằng ngọc đen, trước kia của ông nội chàng và là một tài sản quý giá.
Mẹ chàng gặp đôi mắt trách móc với một nụ cười.
"Một lúc nào đó, thế thì tại sao không là bây giờ? Mẹ không muốn chồng chất mọi thứ cùng một lúc. Mẹ đã bảo cha con rằng mẹ muốn cho con bây giờ những gì mẹ muốn cho con. Chúng ta sẽ nói về chuyện này vài hôm nữa."
Một vài hôm nữa có nghĩa là luôn luôn là ngày hôm sau, và ngày hôm sau nữa, và cuối cùng hoãn lại bởi vì luật sư của gia đình đi nghỉ lễ Giáng Sinh tại Miami, và mãi ngày đầu năm mới trở về. Mẹ chàng nói ngày trước Tết cũng quan trọng như ngày Giáng Sinh, bởi vì là buổi dạ vũ. Monica tổ chức nhiều buổi dạ vũ trong dịp này.
Vì thế trong lúc chàng khiêu vũ với Monica thì cuộc đối thoại này diễn ra.
Monica nói, "Chúng tôi cố gắng không nói đến chuyện này."
Chàng cãi lại, "Tôi cố gắng không nghĩ đến nữa."
"Vẫn chưa có dự tính gi hả?"
"Chưa."
"Trong lúc mẹ anh giăng một mạng lưới?"
"Mẹ tôi làm như vậy à?"
"Dĩ nhiên rồi. Khi một người đàn bà yêu một người đàn ông, ngay người đàn ông ấy là con trai - dĩ nhiên mẹ anh yêu anh vì anh là con trai của bà ta, và bà ta yêu anh nhiều hơn bất cứ ai khác - một người đàn bà kết một màng lưới."
"Cô cũng là người như vậy?"
Nàng trả lời hầu như cọc cằn. "Tôi sẽ cố gắng không bao giờ làm thế."
Chàng tưởng tượng trông thấy một sự thù nghịch lạ lùng trong đôi mắt xanh của nàng, nàng nhìn chàng không sợ hãi và không lẩn tránh, nhưng đôi mắt của nàng dịu dàng.
Chàng tự nhủ chàng phải trở về New York ngay, không chờ đợi một sự thừa kế, ngoại trừ chàng có cái ý nghĩ thầm kín của chàng là nếu chàng có nhiều tiền hơn thì sẽ dễ dàng đòi hỏi hôn nhân với Dục Thủy, có lẽ để xây căn nhà của chàng ở một nơi khác, thay đổi nguồn gốc, trưởng thành trong cái thế giới mà chàng tạo ra. Ý nghĩ này biện minh cho sự Ở lại, nhưng chàng viết cho Dục Thủy sau buổi khiêu vũ ấy, thành thực lo lắng bởi vì chàng cảm thấy bị khích động vì sự gần gũi Monicạ Bị quyến rũ bởi sự dè dặt bất thường của nàng, thái độ của nàng cho rằng chàng đã có vợ và do đó nàng cảm thấy an toàn.
Dục Thủy không trả lời, nhưng chàng cũng không mong đợi sự trả lời. Chàng sẽ gặp lại nàng, chậm nhất là trong vài ngày nữa. Ngày đầu năm trôi qua giữa những cuộc viếng thăm của bạn bè gia đình, hết nhà này đến nhà khác, và không ai hỏi chàng về Dục Thủy, hoặc chàng sống xa nhà, mà chỉ có sự chào mừng ngọt ngào. "Ôi, James, người bạn quý lâu đời, đã lâu không gặp!" Tất cả những giọng nói đàn bà kêu lên, trong trẻo như tiếng khánh bạc; chàng có nghĩa gì đâu, bởi vì họ nói thế với mọi người, nhưng chàng rất cảm động bởi vì họ nói bằng sự ấm áp của trái tim.
Đây là một cách sống, lối sống của chàng, chàng không thể bỏ nó, dù là vì tình yêu. Tuy vậy chàng làm gì để được cứu chuộc?
Đến đêm, khi một ngày nữa vẫn chưa có thư của Dục Thủy, và chàng vẫn không gọi điện thoại cho nàng, một việc đáng lẽ chàng phải làm, tuy nàng đã nói gọi điện thoại như thế cũng là bất vâng lời, trong ban đêm nằm một mình trên chiếc giường hồi còn trẻ, chàng tuyệt vọng suy xét chàng phải làm gì. Bây giờ chàng không còn van xin mẹ hoặc thúc giục cha nữa. Đạo luật vẫn còn đó, ở ngoài tầm mọi người, che chở cho mẹ chàng. Bà sẽ dùng luật ấy để che đậy mọi tội lỗi và sự bất đồng ý của bà. Chàng có thể trông thấy đôi mắt đẹp của bà mở tọ Chàng có thể nghe thấy giọng nói của bà. "Tại sao James ơi, đây không phải là lỗi của mẹ. Mẹ không làm ra luật ấy." Nhưng những người giống như bà đã làm ra luật ấy.
Chàng tìm nơi trú ẩn duy nhất, và nơi trú ẩn ấy là không suy nghĩ nữa. Chàng rơi vào sự thoải mái và đẹp đẽ của căn nhà cổ vững chắc.
Khi luật sư Madison ở Miami trở về, chàng được gọi vào thư viện, và tại đó chàng nghe thấy những gì mẹ chàng đã làm. Bà ngồi căng thẳng tại đầu chiếc bàn dài, ánh nắng mùa đông chiếu vào phòng qua những màn cửa nhung màu vàng treo từ trần buông tới sàn nhà.
Ông Madison, một ông già nhỏ bé, mũi đỏ và da đang lột vì cái nắng của Florida, lên tiếng:
"James, mẹ anh đã làm một việc đại lượng. Bà ta đã sang tên cho anh căn nhà này. Bây giờ căn nhà này là của anh."
Chàng kinh ngạc và lắp bắp mấy câu, "Nhưng con tưởng nhà này là của ba chứ, ba ơi."
Cha chàng ngồi trong một chiếc ghế gần một chiếc cửa sổ cao, một hình dáng màu xám khô khan trong căn phòng rực rỡ. Ông khó khăn nói, "Ba tặng cho mẹ con căn nhà này khi ba mẹ kết hôn. Dĩ nhiên cả ba mẹ đều hiểu rằng căn nhà sẽ thuộc về người con trai trưởng, giống như căn nhà đã chuyển cho ba từ bố của bạ Ba cảm thấy một người đàn bà phải có một căn nhà. Đây là một bảo đảm cho người đàn bà trong cuộc đời."
Mẹ chàng nói, "Con ơi, con sẽ để dành cho mẹ cái góc của mẹ. Mẹ tin tưởng ở con điều ấy."
Cha chàng nói, "Tôi không chấp nhận chuyện này."
James trả lời, "Con không muốn căn nhà này."
Bà mẹ năn nỉ, "Xin con, mẹ muốn làm như vậy mà."
Chàng nói một lần nữa, "Con không thích căn nhà này." Nhưng chàng thích căn nhà lắm. Chàng nhìn quanh căn phòng lớn này thuộc về chàng. Chàng có thể nghi ngờ mẹ chàng đang giăng bẫy, ngoại trừ cái luật ấy vẫn đứng vững như trước, che cho bà khỏi những điều tốt điều xấu.
Chàng nói vắn tắt, "Con không thể sống ở đây được."
Mẹ chàng vui vẻ nói, "Có lẽ một ngày nào đó con có thể."
Vì thế tuy chàng vẫn không sẵn sàng, và cha chàng không chấp thuận, việc sang tên căn nhà vẫn tiến hành như nhiều việc khác đã tiến hành bởi vì mẹ chàng muốn thế. Và khi việc chuyển nhượng chấm dứt, chàng có một cảm giác chống đối kỳ lạ. Chàng tự nhủ, đằng nào tài sản này cũng là của chàng. Bây giờ tài sản này là của chàng hơi sớm hơn. Dù chàng xây dựng cho chàng một căn nhà ở một nơi nào đó, căn nhà này vẫn là của chàng, và cuối cùng chàng sẽ phải quyết định chàng sẽ sống ở đâu.
Chiều hôm ấy chàng trở lại New York. Chàng tới nơi vào lúc nửa đêm, và chiếc xe tắc xi đưa chàng tới cửa khu apartment. Một người gác thang máy xa lạ đưa chàng lên, một người chàng chưa bao giờ gặp, và chàng không nói chuyện với hắn. Chàng bấm chuông căn phòng của chàng, mong Dục Thủy ra mở cửa ngay, và trái tim hối hận của chàng đập nhanh. Ôi, chàng sẽ phải đền bù cho nàng rất nhiều.
Nhưng cửa không mở. Chàng bấm chuông nữa, bởi vì nàng có thể đang ngủ. Nàng có thói quen ngủ như con mèo con bất cứ lúc nào, cuộn người trên chiếc ghế dài, và ngay cả giữa mấy cái gối trên sàn nhà. Nhưng cửa vẫn chưa mở. Cuối cùng chàng phải lục tìm chìa khóa trong túi và mở cửa ra. Căn apartment tối thui. Không khí đóng kín và khô với hơi sưởi nóng. Sự im lặng thật là tuyệt đối.
Chàng gọi to, "Dục Thủy!"
Không có ai trả lời. Chàng bật đèn lên khi vào nhà và chạy vào phòng ngủ. Nàng không có ở đó. Giường được làm sạch sẽ ngăn nắp, sàn nhà sạch sẽ. Chàng đẩy mở cửa phòng chứa quần áo và chỉ trông thấy quần áo của chàng thôi. Nàng đã đi rồi.
Cảm giác tội lỗi đè xưống chàng với một sức mạnh khủng khiếp. Nàng đã đi rồi! Làm thế nào chàng tìm được nàng? Chàng biết rõ sự có thể tuyệt vọng trong trái tim Nhật Bản của nàng. Nàng đã đi tới một sự bí ẩn tuyệt đối, che giấu chàng dưới cái bề ngoài vui vẻ thận trọng và sự ngọt ngào đúng bổn phận nàng. Chàng không biết nàng đã nhìn thấy gì, đã hiểu bao nhiêu.
Chàng rơi xuống cạnh giường, bất thình lình cảm thấy mơ hồ, tràn ngập bởi nỗi buồn và tự trách. Rồi chàng giấu mặt vào hai bàn tay, và tự nguyền rủa mình, không phải vì nàng đã ra đi, nhưng bởi vì ở giữa những hối hận và lo lắng, chàng biết chàng vui mừng nàng đã ra đi.
Chương 14
Đứa Con Hai Dòng Máu Chương 14
Dục Thủy lặng lẽ bước dọc theo con đường. Bây giờ hàng ngày trong lúc chờ đợi Lạc Nhi sinh ra, nàng làm những chuyến đi bộ dài và lặng lẽ, không nói chuyện với ai, và cũng không ai nói chuyện với nàng. Nàng nhớ lại đường phố này. Nàng ngạc nhiên nàng có thể nhớ lại được Los Angeles nhiều đến thế, tất cả trở lại với nàng. Quang cảnh rất quen thuộc nhưng không phải là quê hương, bởi vì nàng khám phá ra, nổi bật nhất là việc bị cưỡng bách phải rời bỏ Hoa Kỳ, cơn giận dữ của cha nàng khi ông biết gia đình ông phải lìa bỏ thành phố. Một lần nàng đi bộ lại nhìn căn nhà cũ, căn nhà nàng nhớ rất rõ, bây giờ do một gia đình người da đen sạch sẽ đến làm chủ. Nàng không bước vào nhà, nhưng trông thấy những đứa trẻ chơi đùa trên chiếc sân nhỏ nơi nàng thường chơi đùa với Kiến Sơn. Ngay cả chiếc ghế đu của gia đình nàng vẫn còn đó; cha nàng dùng giây thừng kim loại nên cái ghế đu sẽ bền bỉ mãi mãi. Những đứa trẻ nhỏ da đen đang sung sướng la hét, quây quần bên chiếc ghế đu.
Tuy nhiên hôm nay nàng tiến tới giai đoạn của bổn phận. Nàng dậy sớm, tắm rửa cẩn thận và mặc một bộ đồ xanh đậm mới mua, chiếc áo thẳng nếp trên người nàng. Số tiền cha nàng để tại ngân hàng San Francisco đủ cho những chi tiêu này, và cho một phòng trong một nhà trọ rẻ tiền do một người đàn bà Mễ Tây Cơ trông nom, và cũng đủ cho lương thực của nàng nữa. Còn những thứ khác nàng đành phải trông cậy ở cơ quan từ thiện. Hãy để cho lòng từ thiện làm cái mà tình yêu không làm được, và cũng để cho cơ quan từ thiện cho phép những gì mà luật pháp cấm đoán.
Nàng đã cẩn thận hỏi một người lạ về cơ quan nuôi trẻ mồ côi, và bây giờ nàng đang đi đến nơi ấy. Vì cửa mở, nàng bước vào và ngồi xuống trong phòng đợi. Hai người đàn bà khác cũng đang ngồi chờ, đúng ra không phải là đàn bà mà là những cô gái còn trẻ. Một cô khoảng 14 tuổi, một đứa trẻ không màu sắc với đôi mắt mệt mỏi. Cô ta có chửa, thân thể sưng to lên, đôi môi tái ngắt. Cô ta không có vẻ duyên dáng, không đẹp, chẳng có gì cả, ngoại trừ cái tính chất đàn bà đơn giản mà cô ta trao đổi với một gã con trai để cùng vui thú, có lẽ là một cuộc hò hẹn đi coi chiếu bóng, hoặc một chuyến đi ăn kem. Ai biết được? Quần áo tội nghiệp của cô ta chỉ là những mảnh giẻ. Một miếng vải thêu đăng ten rách và bẩn thỉu đeo lủng lẳng bên dưới cái váy của cô ta.
Người con gái kia đang khóc, một cô gái tóc vàng, nhưng nhuộm thành màu bạc, son môi của cô ta bị nước mắt làm nhòa nhoẹt. Cô ta gầy ốm, vừa ho vừa khóc. Đôi chân cô ta trong đôi vớ ny lông rẻ tiền, gầy như que củi, hai bàn tay đeo đầy đồ trang sức, nhưng không có nhẫn cưới.
Dục Thủy ngồi xuống, khoanh tay gọn gàng và chờ đợi. Người con gái trẻ được gọi vào văn phòng, và một lúc sau cô ta bước ra, trông có vẻ hớn hở. Người con gái tóc vàng bước vào và Dục Thủy nghe thấy cô ta khóc nức nở. Sau một lúc lâu cô ta bước ra, kéo cái khăn xuống bộ mặt sưng lên và bỏ đi. Người thư ký ngơ ngác nhìn Dục Thủy.
"Xin cho biết tên."
"Cô Sơn Điền."
Người thư ký nói, "Mời cô vào."
Thế là nàng bước vào văn phòng bên trong và trông thấy một người đàn bà lớn tuổi ngồi sau một chiếc bàn giấy tồi tàn.
"Cô Sơn Điền?"
"Dạ, tôi đây."
"Chúng tôi có thể giúp gì cho cổ"
Dục Thủy dò hỏi, "Tôi nghe nói ở đây trông nom trẻ con."
"Cô sắp sinh?" Người đàn bà đứng tuổi trông có vẻ chuyên nghiệp và tử tế.
"Phải - chưa đến lúc đâu, nhưng tôi muốn sửa soạn trước."
"Cô không có gia đình hay sao?"
Dục Thủy trả lời, "Không."
Người đàn bà viết những gì nàng nói.
"Cô muốn giữ lại đứa bé?"
"Không. Tôi chỉ có một mình. Tôi không thể giữ con được."
Nàng đã tập nói như thế, và bây giờ những lời nói tuôn ra dễ dàng.
Ôi, Lạc Nhi, Lạc Nhi, nàng đang ấp ủ nó bên trong nàng, nó nằm thật im lặng như thể nó biết nàng đang nói gì!
Người đàn bà tử tế nói, "Tên tôi là Bradleỵ Cô có thể nói thêm về cô được không?"
Dục Thủy trả lời, "Tôi chỉ có một mình. Tôi không còn gì để nói nữa."
Bà Bradley hỏi, "Xin cô cho biết cha đứa bé là ai. Tôi chỉ muốn giúp cô thôi."
Dục Thủy nói, "Bố nó là người Mỹ, da trắng. Tôi là người Mỹ gốc Nhật."
Bà Bradley miễn cưỡng nói, "À ra thế." Bà ta nhìn Dục Thủy kỹ hơn. Một thiếu phụ trẻ xinh đẹp, hầu như dè dặt đến lạnh lùng, và thực là bất hạnh, bởi vì có ai muốn một đứa trẻ nửa da trắng nửa Nhật Bản không? Nhưng nó sẽ trở thành một chuyện bình thường khi có chiến tranh. Mới hai ngày hôm trước bà đã phải nhận một đứa trẻ Đại Hàn hai tháng. Ai muốn một đứa trẻ Đại Hàn? Ngay cả những nhà nuôi trẻ cũng không muốn nhận chúng. Bà Smith là một trong những bà mẹ nuôi trẻ tốt nhất, nhưng bà ta nói một đứa trẻ Đại Hàn làm cho bà rùng mình với những con mắt xếch ấy. Bà Bradley đã phải gửi đứa bé vào một viện mồ côi cho trẻ da đen, và kể từ đó nó không thoải mái, bởi vì Đại Hàn không phải là da đen.
Bà Bradley hỏi, "Người đàn ông này không chịu một trách nhiệm nào hay sao?"
Dục Thủy nói, "Tôi ước muốn người ấy không biết chuyện này."
Bà Bradley than phiền. "Này, cô ơi, cô biết chuyện ấy không đúng! Đàn ông phải biết. Họ không được bỏ đi dễ dàng như thế. Xin cô để tôi nói chuyện với ông ta hộ cộ"
...............................................................
bạn đang đọc truyện tại chúc các bạn vui vẻ
....................................................................
"Không, cám ơn bà." Dục Thủy nói một cách chấm dứt.
Bà Bradley mất kiên nhẫn. Suốt đời bà chưa hề có người yêu, và không thể hiểu những người con gái không muốn đàn ông biết những gì họ đã làm. Bà ta bỏ cây bút chì xuống, và điều chỉnh lại kiếng trên sống mũi bà. "Bây giờ, cô - "
Dục Thủy nói, "Sơn Điền."
"À, phải rồi - tên ngoại quốc khó nhớ quá! Cô Sơn Điền, tôi muốn nói rất khó gửi con cô tới bất cứ một nhà nào. Cô biết không, việc nhận con nuôi thì không thể nào được. Không ai muốn nhận một đứa trẻ hai dòng máu. Trước đây tôi đã thử rồi, và không thể thực hiện được. Phía nào cũng không muốn nhận đứa trẻ như thế."
Dục Thủy trả lời bằng cái giọng lặng lẽ. "Tôi biết."
Bà Bradley khuyến khích, "Cô phải có gia đình chứ?"
"Không có," Dục Thủy trả lời nhẹ nhàng.
"Cô muốn nói họ không muốn nuôi đứa bé?"
Nàng không thể trả lời, bởi vì nàng quyết tâm không khóc nữa và tất cả ý chí lớn lao của nàng đang kẹt lại trong cuống họng nàng.
Bà Bradley thở dài. "Hừ, để tôi xem những gì có thể làm được. Có lẽ đứa trẻ sẽ không quá kỳ lạ, bởi vì nó có một phần da trắng. Tôi sẽ tìm một bà mẹ nuôi."
"Bà mẹ nuôi?" Dục Thủy lặp lại.
Bà Bradley giải thích. "Một người mẹ nuôi nó để lấy tiền công. Cô có thể nào đóng tiền để nuôi nó không?"
"Tôi nghĩ có thể được."
Nàng cảm thấy hoang mang. Nàng không thực sự nghĩ những gì sẽ xảy ra cho Lạc Nhi, ngoại trừ nó sẽ sống ở một nơi nào đó, chẳng hạn như viện mồ côi, trong đó trẻ con chơi đùa trên bãi cỏ dưới bóng cây. Nàng nhớ lại lâu lắm rồi nàng trông thấy cảnh ấy một lần, một nơi nào đó gần Los Angeles. Lũ trẻ trông hạnh phúc, nhưng nàng chưa từng nhìn gần chúng.
Bà Bradley nói, "Nếu cô có thể trả được thì tốt lắm."
Bà ta lại cầm bút chì lên và lại bắt đầu viết. Bà ta hỏi, "Cô muốn đẻ ở đâu?"
Dục Thủy trả lời, "Tôi không biết chuyện ấy." Nàng chiến thắng chống lại nước mắt, và cổ họng nàng nhẹ đi. "Bất cứ đâu cũng được."
"Cô nên vào bệnh viện - tôi sẽ cho cô địa chỉ đây. Hỏi bác sĩ Wagner - đây là một nữ bác sĩ, một người tỵ nạn nhưng tử tế và tốt lành. Chúng tôi sẽ bắt đứa trẻ đi tại bệnh viện. Tôi nghĩ rằng cô không muốn nhìn mặt nó."
Dục Thủy nói, "Tôi rất muốn nhìn mặt nó."
Bà Bradley ngẩng lên. "Nếu cô biết chắc cô không muốn giữ nó, tôi khuyên cô đừng nhìn nó."
Dục Thủy nói, "Tôi cần phải nhìn mặt nó."
Bà Bradley nhún vai. Bà ta viết xong. "Cho biết khoảng nào sinh?"
"Tôi nghĩ vào tháng Sỵu."
"Địa chỉ của cổ"
Nàng cho biết địa chỉ của nàng.
Bà Bradley khuyên. "Thỉnh thoảng phải đến gặp bác sĩ Wagner. Cô cần phải được khám thường xuyên. Nếu cô đổi ý về bất cứ chuyện gì, hãy cho tôi biết."
Cuộc phỏng vấn sợ hãi đã xong. Lạc Nhi có thể được sinh ra và sẽ được người ta chăm xóc một cách nào đó. Dục Thủy đứng dậy và duyên dáng cúi chào. Nàng nói, "Cám ơn bà, bà Bradleỵ"
"Không có chị" Bà Bradley lịch sự nói, mải nghĩ chuyện khác.
Bên ngoài phòng đợi có thêm ba người đàn bà khác đang ngồi đợi, những người còn trẻ, lo lắng và không nhìn nhau. Dục Thủy bước vội đi ngang qua họ, bước vào một buổi sáng mát mẻ. Bây giờ chỉ còn phải gặp bác sĩ Wagner, nhưng không phải là hôm naỵ Nàng cảm thấy mệt mỏi, và chợt hoảng hốt thấy Lạc Nhi nằm im lặng. Nó có biết rằng hai mẹ con sẽ phải xa nhau không?
Nàng tới một công viên nhỏ và ngồi xuống nghỉ. Hai hoặc ba bà mẹ Ở đó cùng với con cái, và nàng ngắm nhìn họ. Họ đều là các bà mẹ da trắng, và các con của họ cũng da trắng, và điều này thực là thú vị, bởi vì những bà mẹ và con như thế có thể chơi chung với nhau. Nàng không cho phép nghĩ tới James. Bất cứ khi nào hình ảnh chàng đến tâm trí, nàng xua đuổi nó, xóa bỏ nó đi. Bây giờ thì chàng đã biết hai người sẽ chẳng bao giờ gặp nhau nữa. Nàng không để lại một lời gì, không một cái gì cả. Nàng chỉ ra đi, đem theo quần áo, dồ nữ trang rẻ tiền, bất cứ cái gì nàng mua, một chút nhỏ mọn ấy thôi. Bây giờ chắc chàng đã trả lại apartment và trở về với cha mẹ rồi. Chỉ mình Hòa Lang biết nàng ở đây, và nàng cấm chàng không được tới thăm nàng cho tới lúc mọi việc xong suôi hết, cho tới lúc nàng biết nàng sẽ làm gì.
"Tôi muốn ở một mình cho tới lúc tôi nhìn thấy mặt con trai tôi." Nàng viết cho chàng như thế, nhưng cho chàng đia. chỉ, yêu cầu chàng đừng tới.
Nàng suy nghĩ lại cái nỗi tuyệt vọng muốn giữ lại Lạc Nhị Nhưng làm thế nào? Có thể nào nàng sống không gia đình, chỉ với một đứa con? Nàng hiểu rất rõ James cảm thấy thế nào. Nàng không trách chàng. Cái mà chàng ao ước là điều tự nhiên, và đối với nàng là điều tốt. Giản dị là điều ấy không bao gồm Lạc Nhi, ngay cả căn nhà của cha nàng cũng không bao gồm nó nữa. Không ai đáng trách cả, ngoại trừ cái đạo luật còn đó, chính là luật pháp đã ngăn cấm nhưng không ngăn chặn được sự sinh ra đời của Lạc Nhi, bởi vì luật lệ ấy không ngăn cản được tình yêu đã đưa đến sự hoài thai nó. Luật pháp không bao giờ nghĩ đến tình yêu. Nàng vẫn còn yêu James. Nàng bao giờ cũng vẫn yêu chàng, như người ta yêu một kẻ đã chết mà người sống không thể thay thế được.
Bác sĩ Wagner rất tò mò nhìn người con gái Nhật xinh đẹp. Khuôn mặt trẻ trung và tái xanh không có một cảm xúc gì, một cái mặt nạ của kịch nghệ NO (một loại kịch của Nhật Bản), người ta có thể tưởng tượng hai con mắt là những cái lỗ đen trên mặt nạ. Đây là một bộ mặt mạnh mẽ, tuy có những nét rất thanh tú và cái nước da mịn màng mà người Á đông thường có. Sức mạnh có lẽ là ở trong sự bình tĩnh quyết tâm của người con gái trẻ này, một người đã tự sửa soạn mình cho bi kịch. Bà Bradley đã báo cho bà biết Dục Thủy sẽ tới khám bệnh, và bà đã tiên đoán được kinh nghiệm. Chưa bao giờ bà biết một người Nhật, ngay cả tổ quốc cũ của bà là Đức quốc đã từng coi Nhật Bản là đồng minh và hy vọng về phía Đông.
Bà nhắc lại lần thứ năm. "Và cô không muốn cho tôi biết ử"
"Thưa bà không." Dục Thủy trả lời một cách bình thường, không tỏ ra nhượng bộ.
Bác sĩ Wagner người thấp, mập và biết rõ bộ mặt vuông vắn không đẹp của mình. Bà không có một dấu hiệu bất mãn với bất cứ ai về bề ngoài của mình. Ngay từ hồi còn trẻ, bà đã chấp nhận cuộc đời của mình. Người ta không mong đợi bất cứ người đàn ông nào chịu lấy một cô gái trông giống một người tiền sử từ xa xăm. Vì thế bà rất biết ơn cái trí óc thông minh tuyệt đỉnh của bà, và bỏ hết mọi ý tưởng về tình yêu, và trở thành một nhà khoa học với một tâm hồn nồng nàn. Nhưng mỗi khi bà nhìn một con người đẹp đẽ, đàn ông, đàn bà hoặc trẻ con, bà rất tự ti và thán phục. Bây giờ bà đang nhìn Dục Thủy như thế.
Tuy nhiên sau nhiều tuần lễ, Dục Thủy đã không còn gì để khâm phục và thương hại nữa. Nàng cảm thấy lạnh lẽo, cả về thể xác và tâm hồn, và sự lạnh lùng này thấm nhập sâu xa vào con người nàng đến nỗi giá lạnh ngay trong máu nàng. Đúng ra bác sĩ Wagner nhận thấy bàn chân và bàn tay nàng quá lạnh trong lúc bà nặng nề đi về cái bàn trên đó Dục Thủy nằm dưới một tấm vải giường.
Bà kêu lên, "Sao cô lạnh thế? ít nhất đối với tôi ngày hôm nay khá nóng."
Dục Thủy trả lời, "Tôi thường lạnh như vậy."
Bác sĩ Wagner yêu cầu, "Hãy thư thái đi. Tôi không thể khám bệnh cho những bắp thịt cứng như thế này."
Nhưng Dục Thủy không thể nào thư dãn được. Nàng tiếp tục nằm cứng ngắc trông giống một tượng đá. Nàng đang ở trong sự căng thẳng chờ đợi. Nàng không suy nghĩ, không cảm thấy, và không nhớ gì. Mỗi tuần nàng nhận được một lá thư từ Hoà Lang, viết rất tử tế, đầy những chi tiết vui vẻ và tốt lành. Chàng không áp lực nàng phải có quyết định, nhưng nàng biết sự mong đợi của chàng. Trước hết nàng phải trải qua cái công việc sinh đẻ lớn lao. Cho tới khi nàng tách rời khỏi Lạc Nhi, nàng không thể quyết định nàng sẽ đi đâu và sẽ làm gì với cuộc đời. Nàng muốn chờ đợi càng lâu càng tốt mà không suy nghĩ và cảm xúc. Tuy thế đôi khi về ban đêm khi nàng không ngủ được, khi nàng nằm trên chiếc giường hẹp, nệm quá mỏng và cứng bên dưới, và nàng không dám dùng thuốc ngủ sợ ảnh hưởng tới Lạc Nhi, rồi đôi khi bất thình lình nằng bắt đầu cảm thấy, không suy nghĩ mà chỉ cảm thấy, như thể máu bể ra từ một vết thương băng bó. Rồi tất cả con người nàng là đau đớn, không phải vì những gì xảy ra trong quá khứ, mà bởi vì nàng sẽ không bao giờ trông thấy Lạc Nhi, sẽ không bao giờ sống với nó, không bao giờ được nhìn nó lớn lên, không bao giờ được nghe nó nói, được nhìn nó cười, không bao giờ tắm rửa cơ thể hoạt động của nó, không bao giờ biết nó như thế nào.
Sau cái cảm giác tìm kiếm lâu dài, nàng bắt đầu tin bà Bradley là đúng. Nàng không nên nhìn thấy Lạc Nhi, nếu không nàng sẽ không thể bỏ nó được. Nàng biết hoặc sợ rằng một khi đã nhìn thấy mặt nó, thì sẽ như thế. Rồi nàng nuối tiếc với nỗi sầu buồn mà đàn bà biết, một trái tim tan vỡ, nhưng tan vỡ bởi vì chính mình làm như vậy, và hoà lẫn với nỗi sầu buồn là cái lỗi đối với Lạc Nhị Nó còn nhỏ như thế, không biết gì và ngây thơ như thế, chưa chuẩn bị như thế mà nàng để mặc nó phải tìm lấy lối đi cho nó. Và hơn nữa nếu nàng nuôi nó cũng không phải đối với nó. Nó không làm điều gì lỗi lầm cả, nó chỉ bước vào đời với tất cả định luật của thiên nhiên, tình yêu đã hoàn thành nhiệm vụ, tiếng gọi đã gọi nó từ một bóng tối trước kia, và nó đã tới, rất vui vẻ. Bởi vì nó là một đứa trẻ vui vẻ, nàng biết rõ như thế. Những cử động của nó bên trong nàng bảo đảm cho nàng niềm hạnh phúc rõ ràng của nó. Nó bơi lội như một con cá nhỏ lúc bình minh, khi những ngọn núi lần đầu rung động với ánh sáng của một ngày. Nó đánh thức nàng dậy khỏi một đêm khóc lóc để bảo đảm cho nàng tiếng cười của nó, chờ đợi được tách rời khỏi mẹ. Cực điểm của nỗi đau của nàng, là nàng sẽ không bao giờ nghe thấy nó cười.
Bác sĩ Wagner bây giờ bảo nàng, "Cô tiến triển tốt đẹp lắm. Mọi thứ đều bình thường. Cô mạnh khỏe. Cơ thể cô làm việc tốt đẹp, mặc dù những gì cô phải trải quạ"
Dục Thủy nói, "Cám ơn bác sĩ." Nàng bước xuống khỏi chiếc bàn và bắt đầu mặc quần áo. Là người nhã nhặn, nàng quay lưng lại và bác sĩ Wanger ngắm cái thân thể cân đối, làn da trắng như ngà, và mái tóc đen mềm mại.
Bà bất thình lình nói, bằng giọng mang nặng tiếng Đức, "Xin cô lại gặp tôi mỗi tháng một lần. Vào lúc sinh, tôi sẽ ở bên cộ Tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì."
"Cám ơn," Dục Thủy trả lời bàng giọng dịu dàng. Nàng vội mặc chiếc áo cuối cùng, quấn lại tóc và bước đi.
Khi nàng đã đi rồi, bác sĩ Wagner gọi điện thoại cho bà Bradleỵ Bà nói to như khi bà cảm thấy cần phải nói thế trên điện thoại. "Tôi đã khám cho cô gái Nhật Bản ấy rồi. Cô ta là một người thực đặc biệt - rất đẹp và khoẻ mạnh. Tôi tin chắc có người chịu nhận nuôi đứa con của cô tạ Hiển nhiên là cô gái này thuộc giai cấp thượng lưu. Một người con gái như vậy không bao giờ chọn một người bạn đường ngu xuẩn, do đó đứa con sẽ thông minh, cũng như đẹp trai và mạnh khỏe. Không có ai trong danh sách chờ đợi của bà hiểu được cái kho tàng này hay sao?"
Giọng của bà Bradley vọng lại, khó khăn và bi quan như thường lệ. "Bà sẽ ngạc nhiên. Chúng tôi có một danh sách hơn 300 cặp vợ chồng chờ đợi con nuôi, tất cả đòi hỏi phải có những đứa trẻ không có trên đời này, tất cả trách tôi không kiếm được trẻ con cho họ, nhưng tôi có thể đánh cuộc với bà một đô la là không cặp nào muốn nhận đứa con của cô gái Nhật ấy."
Bác si Wagner la to, "Hà! Một sự dân chủ thế này làm tôi nhớ đến tên Hít Le khốn kiếp! Chính tôi chỉ có một phần tám máu Do Thái, nhưng đối với Hít Le tôi là người Do Thái hoàn toàn."
Bà Bradley không trả lời. Bà thận trọng và từ lâu bà dã biết tin vào điểm xấu nhất của con người. Bà thích cái bà bác sĩ này, người thành thực nói ra ý nghĩ của mình, và bà biết bác si Wagner cũng thích bà. Hai người thỉnh thoảng làm việc với nhau; bác sĩ Wagner luôn luôn cãi nhau với bà khi những đứa trẻ Mễ và da đen bị tàn nhẫn gửi tới những viện mồ côi đông và chật chội.
Bà Bradley kiên nhẫn nói, "Không ai muốn chúng cả. Người da trắng không nghĩ đến việc nhận nuôi chúng, trong khi người Mễ và da đen thì đã có quá nhiều rồi, bác sĩ không thấy thế ử"
Bác sĩ Wagner cãi lại, "Tôi không thấy. Một đứa trẻ là một đứa trẻ, phải không?" Bà nhăn mặt thay vì mỉm cười.
Bác sĩ Wagner chợt hỏi, "Bà Bradley, bà chưa bao giờ có con phải không?"
Bà Bradley dỏ mặt và rồi tái xanh. "Dù sao tôi đã thấy tôi không thể đem một đứa con vào đời này, ngay cả nếu tôi có thể. Tôi muốn ngừng tất cả công việc cho một trăm năm."
Bác sĩ Wagner chú ý hỏi, "Rồi bắt đầu lại?"
"Chỉ bắt đầu với bảo đảm của luật pháp là đứa trẻ được nuôi dưỡng."
Bác si Wanger cười khúc khích. "Có lẽ sẽ không còn một cha mẹ nào sau một trăm năm."
"Sẽ có người nào đó lén ăn trộm để có một đứa con." Bà Bradley tuyên bố với thói quen chống đối việc sinh sản.
Bác sĩ Wagner bây giờ hỏi trên điện thoại, "Này, bà không nói gì hết vậy?"
Bà Bradley trả lời hơi yếu đuối. "Tôi đang suy nghĩ. Tôi không thể nào nghĩ được việc gì. Tôi đoán đứa nhỏ ấy sẽ đi vào viện mồ côi phía tây."
Bác sĩ Wagner quát lên, "Nơi ấy không còn đủ ba tấc để nhét thêm một đưa bé nữa."
"Nếu vậy thì tôi phải làm gì?"
Bác sĩ Wagner vẫn nói to như cũ, "Đây là việc của bà. Tôi sẽ đỡ đẻ cho đứa trẻ này sống và mạnh khỏe. Đây là công việc của tôi."
Bà bỏ mạnh ống nghe xuống, dùng tay áo lau ngang trán. Bà bao giờ cũng đổ mồ hôi khi tức giận và bà thì hay tức giận lắm. Bà không cho phép bà giận dữ, bởi vì bà quá mập. Hoa kỳ có quá nhiều đồ ăn ngon và bà đã ăn nhiều, sau giai đoạn nhịn đói trong trại tập trung tại Đức quốc. Hình dáng bà rất đáng chú ý cho mọi người. Tuy nhiên xin đừng quan tâm, vì bà không có ý định sống lâu, dù sống tại Hoa Kỳ.
Bà la to với người y tá nhút nhát. "Bệnh nhân kế tiếp - lẹ lên!"
° ° °
Những tháng kỳ lạ lướt trôi quạ Ngày và đêm đều trống rỗng. Dục Thủy mỗi ngày khóc một ít đi khi cái giây phút chia ly với con lại gần. Trí óc rút lui và trái tim ngủ, trong khi cơ thể nàng ngày một sẵn sàng cho nỗi đau đớn ấy. Sinh nở là trận chiến đấu giữa người mẹ và đứa con. Đứa con chống lại mẹ để được tự do, và người mẹ gìn giữ đời sống của chính mình. Người mẹ tự bảo vệ để có thể sinh nở nữa, hoặc chỉ để sống thôi. Nhiệm vụ của người mẹ chấm dứt, bổn phận của cơ thể người mẹ đối với thế hệ mình đã xong, rút lui và nằm ngửa mệt nhoài.
"Ha ha!" Bác sĩ Wagner cười hả hê.
Bà kéo ra một hài nhi đang trông đợi, một đứa con trai nhỏ bé bụ bẫm, hình dáng hoàn hảo, trễ vài ngày, mọi bộ phận đầy đủ. Bà vẫn chờ đợi với một sự chú ý lạ lùng, và ngay cả hồi hộp chờ đợi hài nhị Trong suốt mùa xuân, bà nhận thấy bà có một sự vui thích rồi khích động về sự chú ý của mình với hài nhi này. Nó sẽ là một đứa trẻ đặc biệt, một đứa trẻ của đời mà bà bắt đầu gọi, một kẻ phiêu lưu, sinh ra bất chấp mọi luật lệ và lòng thù ghét, một đứa trẻ bạo dạn, kẻ sáng tạo của thế giới mới.
Bà kêu lên nhẹ nhàng, nhìn xuống hài nhị Bà biết rằng mắt nó chưa nhìn được nhưng dường như nó nhìn bà. Nó có đôi mắt to và đen, và khuôn mặt nhỏ bé vui vẻ.
Bà gọi Dục Thủy, "Một đứa con trai."
Dục Thủy ngủ dưới ảnh hưởng của thuốc mê, không trả lời.
Bác sĩ Wagner ra lệnh cho người y tá, "Đừng đem hài nhi đi. Tôi muốn tự mình chăm sóc nó."
Người y tá quấn hài nhi vào một tắm khăn cũ nhưng sạch sẽ, và đặt vào một cái giường trống. Bác sĩ Wagner bước lại giường và cúi nhìn Lạc Nhị Nó quá dễ thương đúng theo lời người mẹ trẻ nói, nhưng sáng nay ngay trước khi chích thuốc mê, nàng khéo léo giữ cái ống chụp thuốc mê vài phút và rồi nói rất rõ ràng với bác sĩ đang chờ đợi.
"Xin bác sĩ nhớ cho hai điều. Tôi không muốn nhìn mặt thai nhị Tên nó sẽ là Lạc Nhị"
Bác sĩ Wagner hỏi, "Không có tên họ hả?"
"Không," Dục Thủy trả lời. Rồi bị ám ảnh bởi cơn đau, nàng quả quyết dặt cái ống chụp lên mặt.
"Lạc Nhi," bác sĩ Wagner nhắc lại. Cái tên ấy hợp với nó. Nó có một khuôn mặt mịn màng, hơi tái, không có một vết đỏ, và cái cơ thể nhỏ bé của nó thì hoàn toàn. Nó là một hài nhi nhỏ, chỉ nặng hơn năm cân, và sinh rất dễ dàng. Thực vậy, khi nó xuất hiện ra khỏi cái nhà tù ấy, nó có vẻ hoạt động, bất cần, và chắc chắn là hớn hở.
Bây giờ nó nằm nhìn lên bà, nóng nẩy muốn cười, hoặc là do bà tưởng tượng. Bà rất đỗi kinh ngạc, bởi vì hài nhi sơ sinh thường là tiếp tục ngủ li bì. Lạc Nhi không thế. Nó đã chín mùi cho đời sống, và cái người đàn bà xấu xí lòng dạ dịu dàng này cảm thấy một cái gì động đậy trong ngực, một sự khích động, một niềm mơ ước. Bà chưa bao giờ sinh đẻ, bà không muốn có con, có lẽ bởi vì bà không bao giờ tự cho phép hy vọng có con. Cách bà đối xử với các hài nhi là một sự kính trọng cho một con người chưa biết rõ, một người mới tới, và cần phải sửa soạn thận trọng và cặn kẽ cho một cuộc đời lâu dài và mạnh khoẻ. Có thể đó là mối quan tâm của bà, đích thực bổn phận của bà, ngoài ra bà chưa bao giờ cho phép ý tưởng và sự tò mò tìm hiểu thêm. Nhưng Lạc Nhi là một hài nhi bà chưa bao giờ thấy. Bọc trong một tấm khăn trắng, hai bàn tay nhỏ xíu của nó nắm chặt lại dưới cái cằm, và hai mắt đen, to và đã rõ ràng, nhìn bà một cách biết ơn. Hài nhi có thể đang nghĩ, "Ô cả bà nữa, bà là một con người!"
Tội nghiệp là mắt hài nhi không nhìn người mẹ trẻ! Bà quay lại bệnh nhân và quan sát các nhiệm vụ mà y tá đang làm về cái giường. Đây là những việc bình thường. Dục Thủy ngủ y như thể nàng không muốn thức dậy nữa. Nàng nằm thoải mái và không biết gì, và xanh sao đến nỗi bác sĩ phải bước lại đo mạch cho nàng. Nàng chỉ không muốn trở dậy nữa và lòng ước muốn ấy khiến cho thuốc mê càng công hiệu hơn.
Bác sĩ nói, "Đem cô ta đi. Cô ta không muốn nhìn mặt con."
Hai người tạp dịch chờ bên ngoài cửa và khi y tá ra lệnh, họ bước vào và đẩy cái giường của nàng đi. Một y tá khác bước ra định mang hài nhi đi. Bác sĩ Wagner ra lệnh cho người y tá chờ.
"Tôi muốn khám cho hài nhi cẩn thận. Tôi sẽ tự tắm cho nó."
Người y tá không nói gì. Mọi người trong bệnh viện đều biết sự bướng bỉnh của bà bác sĩ này, một người Đức, khó hiểu, đòi hỏi một sự làm việc đúng cách, đã gây ra sự phản đối khắp nơi, nhưng bà ta rất giỏi đến nỗi bệnh viện không dám bắt bà ta phải vâng lời. Trong cái tình trạng này, người y tá Mỹ, nửa khinh thường nửa hiểu biết, bưng một chậu nước ấm với xà bông sạch sẽ, và một khăn mặt đã tẩy trùng. Không hấp tấp, quên hẳn những bệnh nhân khác đang chờ đợi, bác sĩ Wagner cẩn thận tắm cho hài nhi, để ý từng nét của thân thể hài nhi, hai vai vuông vức, hình thể cái đầu thông minh, sự điềm tĩnh của cái miệng nhỏ, và rồi nhìn đi nhìn lại đôi mắt đặc biệt.
Bà nhận xét với người y tá, "Một đứa trẻ đáng chú ý. Nó có một cái gì hơn người. Nó hơn là một cá nhân, có hiểu không? Có một sự phóng khoáng về nòi giống ở đây, mà người ta thường trông thấy khi hai giống hoà hợp với nhau. Đây là cái điều Hít Le không bao giờ hiểu.”
Người y tá hầu như không nghe. Cô ta là một thiếu nữ trẻ tóc đỏ hung với một khuôn mặt hồng hào xinh đẹp, và tâm trí cô ta còn mải nghĩ đến chuyện riêng. Cô ta còn phải làm một giờ nữa mới hết phiên làm tám giờ cho ngày hôm naỵ Rồi cô ta có một chương trình riêng cho tới nửa đêm, rất hấp dẫn sống bên người tình trẻ mà cô có thể lấy làm chồng hoặc không. Người tình của cô chắc chắn không phải là Nhật Bản, hoặc Do Thái hoặc Đức, hoặc bất cứ cái giống xa lạ nào. Chàng phải là một người Mỹ tốt.
Tuy nhiên cô ta không tàn ác, và khi bác sĩ Wagner đặt hài nhi vào tay cô ta, cô nhận lấy một cách có đôi chút dịu dàng mà sự huấn luyện đã đậy cho cô ta thái độ đúng đắn với hài nhi sơ sinh. Bây giờ người ta công nhận rằng hài nhi sẽ khá hơn nếu ít nhất có sự dịu dàng trong lúc mới sinh ra đời. Hàng ngày mỗi hài nhi trong phòng hộ sinh được y tá bồng mười lăm phút, và như thế hài nhi nhận được cái cảm giác ấm áp của tình mẫu tử.
Bác sĩ Wagner ra lệnh, "Đặt hài nhi xuống. Mỗi ngày tôi sẽ đến chăm xóc cho nó."
"Thưa bác sĩ, vâng ạ," người y tá vâng lời. Cô ta bồng Lạc Nhi ra, chuyển một hài nhi gái từ một cái nôi trong góc, là đứa con thứ bẩy của một người cảnh sát Ái nhĩ lan, và đặt Lạc Nhi lên cái nôi ấy. Đáng lẽ cô ta phải thay khăn giường, nhưng hài nhi là một đứa trẻ lai Nhật, nó không dễ chết, và hài nhi Ái Nhĩ Lan cũng mạnh khoẻ. Cô ta mặc cho Lạc Nhi một vài quần áo cần thiết, đặt nó lên một tấm mền ấm áp vừa dùng để đắp cho hài nhi Ái Nhĩ Lan, và để Lạc Nhi ngủ. Khi người y tá ca sau vào, cô ta sẽ báo cáo sự thay đổi chỗ của hai hài nhi, và bác sĩ Wagner sẽ tự tới chăm sóc Lạc Nhi.
Trước khi bác sĩ Wagner về nhà đêm ấy, bà bước vào phòng hài nhi và đi ngay tới cái giường trong góc. Nó nằm đấy, đứa trẻ tuyệt vời, và bây giờ nó ngủ bình yên. Nó nằm giang tay ra, chứ không cuộn lại như phần đông trẻ sơ sinh khác. Bà cầm lấy một bàn tay của nó, quá bé nhỏ, quá hoàn toàn. Phải, nó rất thoải mái. Bà đã từng biết trẻ sơ sinh Á châu không nắm tay lại như trẻ con tây phương. Những ngón tay chúng, thanh tú, nhọn hoắt, thì rời nhau ra như những cánh hoa. Có lẽ những trẻ con như thế sinh ra đời và chấp nhận số phận chúng, không kháng cự, khôn ngoan với sự khôn ngoan cổ xưa của dân tộc chúng trong máu huyết. Và vẫn nhìn Lạc Nhi, bà dường như cảm thấy sự cô đơn của nó, tại sao không có ai trên đời này quan tâm đến nó sống hay chết, bây giờ nó đã sinh ra đời rồi, nhưng không có ai chờ đợi nó. Nó sẽ đi đâu sau một thời gian ngắn ở trong bệnh viện?
Bà vội bỏ cái nôi, và về nhà bằng cách đi hai lần xe buýt nhỏ. Nhà của bà là một căn nhà sàn tồi tàn bên ngoài thành phố. Bà đã cố sống trong một khu cư xá, nhưng không thể chịu đựng được. Bà phải có nhà riêng, nhưng bà là một người săn sóc nhà cửa rất tồi. Mỗi khi đi, bà khóa cửa lại, và bây giờ bà mở cửa ra. Bà bao giờ cũng dậy sớm để sắp xếp lại nhà cửa cho tương đối sạch sẽ. Bây giờ bà trở về, căn nhà y như lúc sáng, không ngăn nắp lắm nhưng vừa mắt bà. Bà đi lại trong căn nhà nhỏ sửa soạn bữa ăn tối. Bà tự hỏi bà có điên không, và bà sẽ làm gì với hài nhi này, làm thế nào bà có thể thuê một người hiểu rằng hài nhi này là một phép lạ, một sinh vật quá quý giá không thể liệng bỏ được. Bà ngồi xuống bàn và cẩn thận tháo răng giả ra và sau đó nhai bằng lợi, vì bánh mì đã mềm đi trong chén súp rồi.
Sau khi ăn xong, bà đánh răng cẩn thận và bỏ răng giả vào một ly nước sát trùng trong bếp. Bà rửa chén, rồi ngồi xuống một chiếc ghế rộng, bên cạnh là một cái bàn vuông, trên có điện thoại, sách báo, hộp xì gà, và một gạt tàn thuốc. Bà mở hộp lấy ra một điếu xì gà, và ngồi hút trong một bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong là những ý tưởng tức giận.
Rồi khoảng mười phút sau, bà với tay cầm điện thoại, và quay số, khoé miệng vẫn ngậm điếu xì gà, bà làm một cuộc đối thoại.
"Bà Bradley phải không?"
Đầu giây bên kia là giọng nói mệt mỏi của bà Bradleỵ "Phải, bác sĩ Wagner."
"Đứa nhỏ sinh hôm naỵ"
"Đứa nhỏ nào?"
"Đừng ngớ ngẩn nữa! Đứa nhỏ bà gửi đến tôi để sinh ra từ người mẹ Nhật Bản xinh đẹp. Sao bà có thể quên được?"
"A, phải rồi."
"Bà có nghe rõ tôi không?"
"Tôi có thể nghe rõ hơn nếu bà không nói to quá."
Bác sĩ Wagner có thể đoán bà Bradley mệt mỏi và có vẻ giận dỗi.
Bà hỏi, "Tại sao bà không nghe được khi tôi nói tỏ Thực là vô lý." Rồi bà lên cao giọng, "Bà Bradley, tôi đã quyết định. Tôi sẽ nuôi đứa nhỏ này."
Bà dừng lại để xem cái hậu quả của một lời tuyên bố lớn lao này. Bà Bradley vẫn im lặng.
"Bà nghe thấy tôi chứ, bà Bradleỷ"
Giọng bà Bradley xa xôi. "Có. Tôi nghe rõ. Nhưng chúng tôi không được phép cho hài nhi cho những đàn bà chưa chồng."
Bác sĩ Wagner cãi lại. "Trong viện mồ côi có bao nhiêu chồng? Bà bảo tôi bà sẽ đưa đứa nhỏ này vào viện mồ côi. Nó sẽ bị ỉa chảy và chết. Năm nay mười đứa trẻ đã chết như vậy rồi. Tôi sẽ không làm đứa nhỏ này thành nạn nhân thứ mười một. Tôi sẽ giữ nó; nếu bà gặp rắc rối thì bảo họ tới tôi."
Ngày hôm đó dài và nóng bức, và có một số bất thường về những đàn bà trẻ có chửa. Bà Bradley chán cả tình dục và hậu quả của tình dục, và lúc này bà không quan tâm nếu bà mất việc làm. Trong một thời gian bà nghĩ nên xin việc tại toà án, tại đó đàn ông đàn bà đều già, mà họ đôi khi vẫn yêu nhau, và không bị chửa.
Bà cáu kỉnh nói, "ồ, được rồi. Tôi nghĩ họ không biết, nếu thêm hay bớt một đứa nhỏ. Tôi biết tôi không thể tìm ai nhận nó làm con nuôi được."
Bác sĩ Wagner la lên. "Tôi nhận nó làm con nuôi."
Bà Bradley trả lời với giọng khô khan. "Được rồi. Tôi hy vọng bà không hối tiếc. Tôi sẽ lấy bản từ con của người mẹ và đưa cho bà."
"Tốt lắm," bác sĩ Wagner la tọ Bà buông mạnh điện thoại xuống, rơi người xuống chiếc ghế, và hút điếu xì gà đã gần hết.
° ° °
Khi Dục Thủy trông thấy tờ giấy từ con, nàng ngập ngừng. Đây là việc nàng đã quyết định như thế và phải ký giấy. Tuy nhiên nàng cảm thấy không thể ký được vì một cảm giác không hoàn thành bổn phận. Trên tờ giấy từ con không có tên người mẹ, chỉ có tên cơ quan đứng ra lo liệu, và nàng không biết con nàng sẽ đi đâu. Tuy thế dường như là ngoài khả năng sức mạnh của nàng khi viết tên nàng lên tờ giấy đồng ý cho Lạc Nhi bất cứ người nào, ngoại trừ một cơ quan.
Nàng hỏi bà Bradley, "Không có ai nhận đứa nhỏ hả?"
Bà Bradley khó khăn nói, "Tốt hơn cho cô là đừng biết chuyện này."
Dục Thủy nghe mà không trả lời. Rồi một cơn đau bất thình lình, nàng cúi đầu xuống và viết tên nàng lên cái hàng có chữ "Người Mẹ". Mắt nàng nhìn xuống chữ ấy. Phải, nàng là người Mẹ, chỉ mình nàng mới có thể cho đứa nhỏ đi và nàng vừa làm thế xong. Nước mắt dâng lên và đọng trên hàng lông mi dài. Bà Bradley không ngẩng lên nhìn. Bà cầm lấy tờ giấy.
Bà nói, "Tôi nghĩ chỉ có thế thôi. Nếu có bao giờ cô muốn biết đứa nhỏ mạnh khỏe không, cô có thể viết cho chúng tôi, hoặc nếu có chuyện gì xảy ra cho nó, chúng tôi sẽ cho cô biết, nhưng không có tin gì là tốt nhất, và tôi khuyên cô nên quên nó đị"
Dục Thủy nói khẽ, "Cám ơn." Nàng đứng dậy, chùi mắt, và cầm túi xách lên. "Chào bà," nàng nói còn yếu hơn nữa.
Bà Bradley trả lời, "Chào cộ"
Dục Thủy bước ra ngoài với ánh nắng mặt trời, cảm thấy bị tước đoạt, mặc dù nàng muốn như thế. Nàng đã hứa trở lại một lần nữa gặp bác sĩ để khám lần cuối cùng; tuy vậy nàng sẽ không trở lại, nếu đây không phải là một bác sĩ khác thường, một người mạnh mẽ và tử tế mặc dù tính tình nóng nẩy; nhưng trên tất cả là một nữ bác sĩ. Một hai lần nàng nghĩ nên nói với bác sĩ về nàng, nhưng nàng chưa thực hiện ý định ấy. Có lẽ nên giữ nguyên như thế để không ai biết tung tích nàng. Ngay khi khám bệnh xong, nàng sẽ viết cho Hoà Lang, chàng sẽ gặp nàng, và khi hai người gặp nhau, nàng sẽ quyết định điều nàng sẽ làm. ít nhất nàng biết nàng sẽ không bao giờ viết cho James, không bao giờ gặp lại, bởi vì dù nàng còn yêu chàng, nhưng chàng là một người đã chết rồi, hoặc một người chưa bao giờ sống. Đời sống đúng nhất phải là thân mật. Nàng không tin có thể sống được cuộc đời chối bỏ nhau ở đây, tại California. Bây giờ California rất xa xăm đối với nàng, tuy nàng đang bước trên đường phố và bầu trời của California.
Nàng bước vào văn phòng bác sĩ, trông có vẻ bình tĩnh và xanh xao. Bác sĩ Wagner đang kiên nhẫn chờ nàng. Bà Bradley đã cho bà biết người mẹ trẻ này không biết gì về đứa hài nhi, và nàng không được cho biết gì hết. Bác sĩ Wagner bực mình, nhưng bà khôn ngoan không tỏ ra đồng ý hoặc bất đồng ý. Bà quyết định sẽ làm gì, và bắt đầu ngay khi Dục Thủy ngồi trước mặt bà, giữ chặt cái túi xách bằng hai bàn tay không đeo nhẫn.
Nhìn Dục Thủy, bác sĩ Wagner nói mau lẹ. "Bây giờ tôi cho cô biết. Tôi muốn cô biết, nhưng xin đừng cho bà Bradley biết. Tôi không muốn cãi nhau với cái linh hồn tốt lành, nhưng lúc nào cũng ngu đần ấy." Bà nghiêng người về phía trước, và hạ thấp giọng xuống. "Bây giờ tôi cho cô biết, tôi sẽ giữ đứa nhỏ ấy! Tôi muốn cô biết con cô sẽ về ở với tôi, và cho cô biết con cô rất đặc biệt hơn người. Một đứa nhỏ như thế không thể phí phạm cho người khác không biết nó là đứa trẻ đặc biệt, cô hiểu không? Tôi nuôi nó, tôi sẽ dậy dỗ nó thành người hữu dụng, dậy nó đem cả cả cái thế giới này vào trong con người nhỏ bé của nó!" Bác sĩ Wagner vòng cánh tay ngắn và mập của bà thành một vòng tròn. "Tôi sẽ làm nó thành một vĩ nhân. Bằng cách nào? Bởi vì trong nó đã có mầm mống vĩ đại rồi!"
Dục Thủy vô cùng kinh ngạc và xúc động. Nàng cũng nghiêng người về phía trước, cái bụng còn băng của nàng đau nhói vì cái gánh nặng của sữa không được dùng đến, một nguồn sữa bất thường, đủ để nuôi ba đứa trẻ sinh bạ Nàng thở ra. "Như vậy là tôi biết nó ở đâu rồi!"
Bác sĩ Wagner cương quyết nói, "Cô có thể biết. Cô nên biết. Và tôi cho cô biết con cô thật là tuyệt vời. Và tôi ước mong cô hãy nuôi con một thời gian nếu cô muốn làm thế. Cô cứ tới căn nhà nhỏ của tôi, và ở lại theo ý cộ"
Dục Thủy kêu lên, "Ôi, cám ơn bác sĩ." Tất cả lòng cương quyết cứng cỏi của nàng mất hết trong sự ham muốn hoang dại. "Tôi không nên ở lại lâu, chỉ một đêm thôi."
Bác sĩ Wagner lập lại, "Xin mời cô tới. Đây là chìa khoá. Bây giờ cô đến đó một mình và tôi sẽ mang nó tới. Cô sẽ ngủ trong phòng ngủ tại đó, đã có cái nôi tôi mua cho nó, và tôi ngủ trên ghế dài trong phòng khách. Cứ ở hai ngày, và giữ lấy con trong hai ngày. Tôi rất bận ở đây. Hãy ở lâu hơn nữa nếu cô muốn."
"Nhưng làm thế nào bà - " Dục Thủy nhìn cái văn phòng đông bệnh nhân.
Bác sĩ Wagner trả lời, "Tôi đã thu xếp. Tôi có một bà hàng xóm rất tốt, tử tế, đã là một bà nội, nhưng không quá già, con cái lớn đi hết rồi. Bà ta sẽ coi chừng nó khi tôi đi làm. Như vậy được lắm. Những bà già là những người yêu trẻ nhất - chúng tôi biết trẻ con là ý nghĩa đích thực của đời sống, mối liên lạc giữa hôm qua và ngày mai cho chúng tạ Thôi bây giờ đi đi, và sẵn sàng ở với con cộ Tôi sẽ đem nó đến vào giờ ăn trưa."
Dục Thủy cầm cái chìa khoá từ bàn tay mập mạp. Nàng cúi đầu xuống trong một lúc, và áp má nàng vào bàn tay ấy, rồi bước ra ngoài, không thể nói nên lời. Nàng bước đi chầm chậm, cố gắng nghĩ những gì nàng sẽ làm. Nàng sẽ ôm đứa con, dẫu sao cũng là con của nàng và James. Nàng có thể ôm con, tắm rửa và cho nó ăn, và lúc nó ngủ nàng sẽ làm gì? Nàng có thể may cho nó một cái gì để mặc, những món quà nhỏ, mà có lẽ người đàn bà tử tế cứng cỏi này sẽ cất đi cho tới khi nó lớn, để nó biết mẹ nó yêu nó thế nào. Thế là nàng quay vào một cửa tiệm và mua những mẩu vải, kim và chỉ đủ màu đẹp đẽ, và với cái gói cắp nách, nàng bước lên xe buýt nhỏ và cuối cùng tới trước cửa căn nhà mà nàng nhận ra ngay, bởi vì căn nhà ấy trông giống bà bác sĩ. Nàng lấy chìa khóa, mở cửa và bước vào. Đây là nhà Lạc Nhị Nàng đứng nhìn quanh, không bao giờ quên cái ấn tượng của một căn phòng lớn, một nỗi cô đơn tại cái bàn, những bức tường đầy những tủ sách, và cái ghế bành cũ kỹ bên cạnh lò sưởi đầy trọ Một cánh cửa mở vào phòng ngủ. Nàng trông thấy một cái giường sắt cũ, rất sạch sẽ và một cái nôi mới, sơn màu xanh nhạt. Có những tấm vải và mền nhỏ chất đống trong cái nôi, và cái giường vẫn còn bừa bộn. Trái tim nàng lớn lên làm nàng nghẹt thở, nhưng nàng không khóc. Nàng cởi áo ngoài và nón, và bắt đầu làm giường, trải khăn và mền, và làm cái nơi nghỉ ngơi đầu tiên của Lạc Nhi.
Một tuần lễ thiêng liêng bắt đầu như thế.
Hai người đàn bà ở với nhau một tuần mới chia taỵ Lạc Nhi về nhà trong cánh tay bác sĩ Wagner, và đặt nó xuống cái giường mà Dục Thủy đã làm sẵn. Lúc đó là giữa trưa và trời nóng, nhưng trong nhà không khí mát mẻ. Dục Thủy đã mở chiếc quạt máy và đặt một chậu đá lạnh bên dưới. Nàng đặt thêm một chỗ thứ hai tại bàn ăn; nàng mở tủ lạnh và tìm thấy đồ ăn và làm một bữa ăn trưa, một bữa rau xà lách lạnh và một vài lát bánh mì nướng. Nàng cũng tìm thấy những hộp sữa và một bình sữa. Đây là đồ ăn của Lạc Nhi, nhưng nàng không biết làm đồ ăn cho nó thế nào. Rồi nàng lại cảm thấy vú đau tức. Nàng có thể cho nó bú sữa của nàng không?
Khi con nàng tới, nàng năn nỉ bà bác sĩ bằng mắt, với cử chỉ bàn tay đặt ở ngực, và cởi thắt lưng của chiếc áo choàng ngoài.
Bác sĩ Wagner nồng nhiệt nói, "Tội nghiệp quá, cho nó bú đi. Tôi sẽ làm khô nguồn sữa khi tới lúc. Bồng nó đị"
Thế là Dục Thủy, trong một niềm hạnh phúc hoang mang, ôm lấy Lạc Nhi, bước vào phòng ngủ và khép cửa lại, một mình nàng ngồi với con và cho nó bú sữa của nàng. Nó dường như thấy lạ nàng; nó ngậm đầu vú nàng, cái đầu vú mềm hơn là những đầu vú bằng cao su mà nó từng biết. Rồi bỗng nhiên nó hiểu và bắt đầu uống những giọt sữa thiêng liêng, đôi mắt to của nó nhìn mặt nàng. Nàng nhìn xuống đôi mắt ấy, cảm thấy một nỗi buồn đứt ruột. Nàng quá đau buồn đến nỗi bật khóc và nước mắt rơi xuống mặt con. Nàng dùng lòng bàn tay lau nước mắt, và tiếp tục nhìn nó, run rẩy với lòng yêu thương.
Sau khi bú no, nó ngủ luôn; nàng đặt nó lên giường. Nàng cúi xuống chiếc nôi, chăm chú nhìn khuôn mặt, bàn tay, hình dáng và đôi chân trần của nó. Nàng nhận thấy cái miệng giống James, cái vòng môi cong ngọt ngào, tuy thế cái cằm cứng cỏi từ chối sự ngọt ngào, cái cằm này giống cằm thân phụ nàng. Nhưng hai bàn tay giống tay nàng, và hai vai vuông vức giống một người nào đó chưa biết, vì vai nàng xuôi và vai James cũng không giống thế này. Rồi nàng trông thấy lông mi, dài và cong lên từ khuôn mặt Á Châu. Mắt của nó giống mắt Á Châu, bao bọc bởi hàng lông mi tây phương. Nhưng lông mi của ai? Không phải của James, nhưng chắc từ một tổ tiên nào đó của chàng, mà nàng sẽ không bao giờ biết tên, hàng lông mi tuyệt mỹ của một phụ nữ Mỹ đẹp đẽ, còn sống hay đã chết, mà nàng không bao giờ biết.
Cửa mở và bác sĩ Wagner bước vào; hai người đàn bà lặng lẽ đứng chiêm ngưỡng đứa nhỏ.