watch sexy videos at nza-vids!

WAP ĐỌC TRUYỆN HÓT NHẤT VIỆT NAM


kênh truyện - đọc và chia sẻ truyện

* Bạn đang truy cập vào Truyencapnhat.Sextgem.Com wapsite đọc truyện teen hay,tiểu thuyết teen full và nhiều truyện hay khác...hãy lưu lại và giới thiệu cho bạn bè nhé!!!
Chiến Thần Online Chiến Thần Online
Game hạng nặng, đồ họa khủng. Đánh quái, làm nhiêm vụ, cày level. (Hỗ trợ Java/ Android)
"Mình là mặt trời, chị là mặt trăng, một bầu trời không thể cùng lúc có cả mặt trăng lẫn mặt trời, hai thiên thể thần linh"

ANH TRAI EM GÁI - Tào Đình

Nếu nói rằng: “Yêu là mỗi sợi tơ. Tấm vải tình yếu nhất định phải do hai người dệt từng sợi một mới tạo nên hạnh phúc” thì yêu đơn phương, hỏi có phải tình yêu?

Yêu đơn phương đã khổ. Yêu chính anh trai của mình lại càng khổ hơn nữa. Mai Mai yêu anh trai Dương Dương, một tình yêu tội lỗi nhưng không bệnh hoạn, tội lỗi mà vẫn đáng thương.

Bởi, Mai Mai là cô gái câm. Trong thế giới “hư ảo, lặng lẽ, không người”, trống rỗng và cô độc của cô, duy nhất chỉ có người anh trai ngự trị. Yêu anh và muốn độc chiếm người anh, Mai Mai đã tự tước đi niềm vui hồn hậu của tuổi thơ, đẩy mình vào vòng xoáy của những mâu thuẩn giằng xé giữa hờn ghen ích kỷ và tình yêu thương. “Chị em sinh đôi, chị em như hoa, tương thân tương ái không rời xa”. Vậy mà Mai Mai đã ghen với từng tiếng gọi “anh” nũng nịu, ngộ nghĩnh của An An, Người em gái sinh đôi láu lỉnh, thông minh, hoạt bát, dễ thương.

Có lần, An An bị ngã - một vết sẹo dài theo cô suốt cuộc đời, nhức nhối trong tim một nỗi đau không nói nên lời. Cô tinh nghịch, bất cần. Cô sống đơn giản và bồng bộ. Có ai hình dung cô thế nào trong những khoảnh khắc mơ màng đứng bên cửa sổ, ánh mắt u ám nhìn xa xăm, khao khát về một “ngọn đèn” cho riêng mình?......

Phần một:

Những mùa hè của thời thơ ấu, không khí tràn ngập mùi hương cỏ dại và mùi bánh pizza làm cho cái nắng gắt như nhạt đi và mong manh hơn. Chúng tôi học làm người lớn, cố tỏ ra tư lự với nụ cười buồn rầu thường trực.

Khế ước

Một buổi sớm mùa xuân, Hà Tặc, gã trai cùng lớp với tôi, sửng sốt khi nhìn thấy Mai Mai lần đầu tiên. Không kìm được, gã reo lên đầy kinh ngạc:

“Trời, đẹp quá!”

“Chị là người ở đâu thế, trông chị rất đặc biệt!”

“Chị học trường nào?”

“Chị tên gì?”

“Sao khinh người thế?”

Gã hỏi liền một thôi một hồi; lần đầu tiên cảm thấy lăn tăn về sức hấp dẫn của mình đối với người khác giới.

Mai Mai nhìn Hà Tặc, lại nhìn tôi, nụ cười hồn hậu, vẻ bình thản, êm đềm như mặt nước mùa thu.

Mai mai mặc sơ mi trắng, bên trong là áo bó và váy đều màu hồng. Nắng xuân đã về nhưng không khí vẫn còn phảng phất hơi lạnh. Trông em tao nhã, tràn trề sức sống, ánh mắt như cười, như giễu cợt sự vụng về, bất cẩn của người đối diện.

Mai Mai đem bút và màu ra ban công ngồi vẽ.

“Ông bạn, ích kỷ thật đấy, có cô bạn đẹp như vậy mà không sớm giới thiệu với anh em!?” Hà Tặc lại quay đầu về phía tôi, đùa đùa thật thật; đột nhiên nét mặt thoáng băn khoăn, gã lẩm bẩm: “Ồ, mà tại sao nàng lại không thèm để ý đến tớ nhỉ, “Trái tim không ngủ yên” của tớ bị tổn thương mất.”

“Mai Mai không phải là bạn gái của tớ.” Tôi nói, thâm tâm cũng thấy hối tiếc. “Vả lại, Mai Mai không biết nói, làm sao trả lời cậu.”

Hà Tặc chưa kịp phản ứng, đúng lúc đó cánh cửa bật mở, một cô bé đầu quấn khăn màu da cam tươi rói đường đột xông vào: “Em về rồi đây! Hôm nay chúng ta ăn món nem công hay chả phượng?”

Hà Tặc nhìn người con gái nhanh nhảu, nhí nhảnh như một con chim từ trên trời rơi xuống, lại nhìn cô gái đang miệt mài vẽ tranh ngoài ban công. Không thể tin được. Cô ấy, cô ấy… họ là…?”

Tôi mỉm cười, giải đáp thắc mắc của cậu ta. “Rất đơn giản. Họ là chị em sinh đôi.”
---------------------------------------------------------
12. NẰM VIỆN

Một người khi đang gặp thời thường có nhiều người cầu cạnh, nịnh bợ, và anh ta tiếp nhận sự nịnh bợ của người khác như một lẽ đương nhiên. Nhưng lúc thất bại vẫn có người quan tâm, tình cảm đó mới thật đáng quý. Vì vậy, khi những người bạn cùng lớp ngày thường chỉ gật đầu chào nay lại đến thăm tôi, tôi thực sự cảm kích.

Lúc ốm đau, tôi cảm thấy mình như rơi xuống vực.

Khi thành công, người ta hay coi thường người khác, chỉ khi ốm đau mới thấy thực sự cần tình thân.

Xa nhà, ốm đau lại càng nghĩ ngợi nhiều. Tôi ngước nhìn lên trời, nhận thấy trăng Trùng Khánh không tròn bằng trăng thị xã quê mình.

Mai Mai về nhà lấy đồ, tôi càng thấy cô đơn. Cho nên khi Hồ Khả xinh đẹp xuất hiện trước mặt, tôi mừng như hoá điên. Theo sau Hồ Khả là Hà Tặc. Hắn ta vừa vào đã kêu lên: “Không ổn, sắc mặt cậu rất kém!”.

Ngồi lên giường, thân hình to lớn của hắn dường như muốn đẩy tôi ra mép giường. “Đi đi, dậy đi đá bóng thôi. Tớ vừa từ quê lên, vừa về trường đã vào thăm cậu đấy. Này, không tiếc sao, thời giờ quý báu đã bị cậu lãng phí ở đây rồi. Nói đi, cậu ốm thế nào? Sao không nói, bị câm rồi hả?”.

Mười phút sau, một nữ y tá xuất hiện nơi ngưỡng cửa cắt ngang câu nói của Hà Tặc, nghiêm khắc nhắc hắn không được làm ồn.

Cô y tá đi khỏi, Hà Tặc phẫn nộ nói: “Đắc ý cái gì? Chỉ là y tá mà cũng làm bộ? Trông như quỷ ấy. Chân vòng kiềng, ngực lép, mông tóp, khác nào bọ ngựa…”. Cậu ta nói một thôi một hồi, đương nhiên chỉ có mấy chúng tôi nghe, thực ra cũng chỉ là muốn giữ sỹ diện trước mặt tôi và Hồ Khả.

Hồ Khả đã cười nhiều đến nỗi bật ho. Cô nói làm người phải nhân hậu.

“Nhân hậu cái con khỉ, dựa vào đâu mà phải nhân hậu với cô ta?”. Sau đó cậu ta lại luyên thuyên đủ thứ chuyện với cái kiểu uốn lưỡi đặc sệt khẩu âm Đông Bắc của mình.

Tôi mặc kệ, tập trung chú ý vào Hồ Khả. Tôi nói: “Hồ Khả, không phải bạn đến đòi tôi cái ô chứ?”.

Hồ Khả ngớ người, rồi cũng đùa theo: “Đúng thế, ô của tôi đâu?”.

“Rất tiếc, tôi không mang đi, tôi cất ở nhà.”

Hồ Khả cười, bảo tôi ngay lúc ốm cũng không thật thà.

Đúng thế, tôi ốm. Khi tôi ốm, cơ thể chỗ nào cũng có vấn đề. Nước mũi nhân lúc giao thông ách tắc cứ chảy ra. Tôi chỉ cho Hồ Khả đống giấy lau mũi to đùng.

Thấy nước mũi chảy, tôi luống cuống lục ngăn bàn tìm giấy lau, sợ Hồ Khả nhìn thấy. Hồ Khả mỉm cười: “Không sao”, đoạn lấy trong túi ra một tập khăn giấy tự tay lau mũi cho tôi. (Tôi không hiểu tại sao trong túi các cô gái lúc nào cũng có khăn giấy.). Tôi hơi xấu hổ từ chối: “Cứ để tôi”. Hồ Khả nhẹ nhàng nói. Tôi đành ngồi yên, ngoan ngoãn để nàng lau mũi cho.

Người Hồ Khả rất thơm, tôi ngửi hương thơm từ tấm thân thanh nhã của nàng, tay nàng cầm giấy nhẹ nhàng lau trên môi tôi. Khăn giấy của nàng thơm biết mấy. Mấy sợi tóc mai của nàng vờn trên má tôi, tôi ngồi thẳng đơ, không dám động đậy.

Tôi lập tức cảm thấy bị hương thơm của nàng bao bọc, toàn thân tê cứng; cảm giác này khiến tôi lúng túng nhưng vẫn rất thích. Lúc đó, bàn tay trái cắm ống truyền nước của tôi để dưới người nàng.

Hôm nay Hồ Khả mặc váy, trước ngực in hình khuôn mặt một cô gái đang cười rất tươi, cũng đẹp và đáng yêu như Hồ Khả. Phía trái, khuôn mặt còn có hình một con mèo màu đen trông dữ tợn, mắt tròn vo, thật ngộ. Tôi thấy thích con mèo, bất chợt cánh tay đang truyền nước sờ vào đầu con mèo, tôi thề là lúc đó tôi hoàn toàn không có ý xấu. Khi tay tôi chạm vào vật gì mềm mềm thì ngực tôi hứng trọn một cú đấm: “Làm gì thế, đồ lang sói!”.

Hồ Khả phản ứng, tôi xấu hổ ôm ngực, thầm trách con gái Trùng Khánh buồn vui bất thường. Tôi xin lỗi nàng, nhưng thầm nghĩ thực ra tôi đâu có lỗi.
Hà Tặc đứng bên cười ngặt nghẽo. Hồ Khả đỏ mặt. Tôi rầu rĩ nhìn kỳ, thì ra vị trí của con mèo ở đúng ngực Hồ Khả. Tôi bất giác đỏ mặt, quay đi, không dám nhìn vào mắt nàng. Nhưng cảm giác lúc tay tôi chạm vào ngực nàng vẫn còn nguyên vẹn.

Hồ Khả mắng tôi là đồ lang sói. Tôi đúng là con sói.

Hà Tặc vẫn cười. Hồ Khả tức giận đánh hắn. Tôi vội giấu mặt vào gối, đành làm con sói trong hang. Nhưng ánh mắt vẫn cứ liếc vào nơi không nên nhìn - chỗ có “đoá hoa” thiếu nữ. Đoá hoa của Hồ Khả có một con mèo dữ trông chừng, tôi ghen với nó. Từ đó, mèo là kẻ thù của tôi; cả con Sbin của An An cũng bị vạ lây.

Tiếc là Hồ Khả chỉ ngồi một lát rồi bỏ đi, tôi năn nỉ nàng nán lại một chút nữa. Nàng không chịu, đứng dậy ra về, để tôi lại với cái mặt nhăn nhở của Hà Tặc. Hai phút sau Hồ Khả lại xuất hiện nàng thò đầu qua cửa. Tôi sung sướng reo lên: “Hồ Khả! Bạn không nỡ về phải không?”.

“Lần sau nhớ trả cái ô cho tôi!”. Nói xong nàng đi, lần này là đi thật. Tôi thất vọng hơn cả lúc trước khi nàng ra về.

Hà Tặc nhìn quanh, lẩm bẩm: “Tớ thấy phòng bệnh của cậu hình như thiếu cái gì ấy.” Cậu ta nói, giọng nghiêm trang hiếm thấy, mắt vẫn đảo khắp phòng.

“Cậu còn nhìn cái gì? Chẳng phải cậu thấy thiếu cô em An An của tôi sao?”. Con lỏi này thật vô lương tâm, từ khi tôi nằm viện nó mới đến thăm có một lần. Tôi phẫn nộ, định bụng lần này nó đến nhất định sẽ mắng cho một trận. Nhưng An An bao giờ cũng giở trò gì đó. chỉ cần nhìn thấy đôi mắt nó là tôi lại xuống thang.

“Ừ, đúng là thiếu cô ấy. À mà không có cô ấy thì tớ ở đây làm gì?”. Nói xong, mặt hắn trở nên tư lự.

Ngày hôm sau A Thụ đến, cũng nói phòng tôi thiếu gì đó. Rồi hắn đi thẳng, hai tiếng sau quay lại, mướt mã mồ hôi; tôi tưởng vừa có con trâu vào phòng. Hắn cầm cái túi nylon không biết bên trong đựng gì.

Tôi nói: “Quà gì vậy? Đàn ông đàn ang với nhau cả, cần gì phải khách sáo thế?”. Đoạn quay sang bảo Mai Mai nhận.

A Thụ đắc ý, bảo phòng tôi thiếu cái gì đó, cao nhân thường thích những thú chơi tao nhã nên cậu ta có mấy con cá vàng tặng tôi để trong phòng cho vui mắt.

Tôi nhìn mấy con cá bơi trong bình, không biết loại cá gì, nhưng vẫn nói: “Cá chúa, nhất định rất đắt, cậu cạn túi vì tớ chắc?”.

“Không, một chút lòng thôi. Tớ cũng định để trong phòng một cái bình như thế này, bỏ tý tiền có gì đâu!”. Sau đó cậu ta còn nói: “À không phải cảm ơn! Mai Mai, em cũng thích nuôi cá phải không?”. Hắn nhìn Mai Mai cười nịnh.

“Con mèo của An An có lẽ cũng thích.”. Tôi nghĩ.

A Thụ cung kính để cái bình cá cạnh đầu giường tôi, thận trọng rắc vài hạt thức ăn, như sợ làm tổn thương con cá cao quý. Không ngờ anh chàng cũng có lúc tinh tế vậy.

Sau đó A Thụ dặn tôi hằng ngày thay nước, cho cá ăn theo giờ. Rồi lại dặn Mai Mai vẫn nội dung đó.

Mấy con cá không chịu nổi giày vò, hai ngày sau, chúng lần lượt phơi bụng trên mặt nước. Sáng hôm đó, vừa tỉnh dậy tôi đã thấy năm cái bụng trắng nổi lềnh phềnh, cảnh tượng thật bi tráng. Khi A Thụ đến thăm, thấy thế có vẻ xót xa nên càng yêu quý hai con còn lại, chỉ thiếu nước chưa đo nhiệt độ cho chúng. Nhưng phúc hoạ khôn lường, tuổi thọ của hai con cá còn lại cũng không cao, cuối cùng, chúng đã ra đi sau một buổi chiều không mưa không gió. Thực ra, tôi có lòng tốt thay nước chúng, ai ngờ một con nhảy lên rớt xuống cống, một đi không trở lại. Sợ con còn lại cô đơn, tôi đổ nốt xuống cống cho chúng có bạn.

A Thụ đến, nhìn thấy cái bể cá trống không, đứng ngây như trời trồng, lát sau mới lên tiếng: “Cậu ăn chúng rồi sao?”.

Tôi đang phân vân về sự ra đi của hai con cá thì Mai Mai dẫn mẹ vào.

“Mẹ!”. Tôi hét to, ngạc nhiên, sung sướng.

A Thụ đứng sau lưng tôi cũng tươi tỉnh trở lại, ngập ngừng: “Cháu chào bác ạ!”.
13. NHỮNG LỜI PHÀN NÀN CỦA MẸ

“Dương Dương!”. Mẹ vừa gọi tên tôi vừa lao đến bên giường: “Làm sao phải nằm viện? Sao không chú ý, thảo nào mẹ sốt ruột quá!”. Sau đó mẹ xoa mặt tôi, lẩm bẩm: “Con gầy quá!”. Bà ngắm nghía tôi rồi rút ra kết luận: “Có phải con kém ăn không?”. Mẹ tôi là người hay nói, mẹ có thể nói liền mấy tiếng đồng hồ. Đương nhiên, đấy là chuyện hồi ở quê, tôi và An An đã có lần dùng đồng hồ theo dõi. Không ngờ đến bây giờ khả năng nói của mẹ vẫn không thuyên giảm.

Tôi nhớ, mẹ đã thích vuốt ve khuôn mặt tôi. Mẹ nói chỉ cần sờ là biết tôi béo hay gầy.

Ba năm tôi không về nhà, ba năm không nhìn thấy mẹ, vậy mà lần đầu gặp lại, cử chỉ đầu tiên của mẹ vẫn là sờ mặt tôi, nước mắt tôi trào ra.

“Mẹ!”. Tôi ôm lấy mẹ, bây giờ mẹ đã béo hơn. Giọng tự nhiên nghẹn ngào, tôi không ngờ mẹ lặn lội đến thăm chúng tôi, đúng vào lúc tôi ốm đau, chán nản.

“Ôi dào, lớn thế này mà vẫn làm nũng! Không sợ các bạn cười ư?”. Mẹ mắng yêu nhưng lại ôm tôi chặt hơn, giọng mẹ cũng lạc đi như sắp khóc. “Con cũng tệ lắm, ba năm không về nhà, làm mẹ…làm mẹ mong quá. Chắc đến khi mẹ nằm xuống con cũng không biết! Rồi lúc ấy con về quê gọi ai bằng mẹ đây?”. Nói đoạn mẹ ôm tôi khóc hu hu.

“Mẹ, mẹ nói những chuyện ấy làm gì!”. Không kìm nổi nước mắt, tôi vùi mặt vào cổ mẹ, đó là bến cảng an toàn, quen thuộc nhất của tôi thuở nhỏ, đến giờ trong trí nhớ của tôi vẫn lưu giữ hình ảnh đó. “Mẹ, mẹ sẽ sống trăm tuổi!”. Thực ra tôi không phải là đứa trẻ hay làm nũng, từ nhỏ tính tôi đã thích độc lập, thích tự do, đây cũng là nguyên nhân tôi chọn một nơi xa như Trùng Khánh để học đại học. Trước đây, hồi ở nhà, mẹ không lúc nào để cho tai tôi được yên. Mẹ nói luôn mồm, như đọc kinh. Tôi gầy, mẹ phàn nàn bảo tôi ăn; tôi béo, mẹ giục tôi giảm béo. Mẹ nghĩ gì trong đầu lập tức nói ra miệng, chính mẹ cũng không ngờ là miệng mình cứ tự hoạt động như thế. Con nhớ, lúc xem Tây du đại thoai, tôi và An An bỏ phiếu thông qua, chúng tôi sẽ không nói gì, cứ để mẹ là phiên bản của Đường Tăng. Câu cửa miệng của mẹ là : “Nếu mày còn thế tao không nói nữa! Tao nói cho mày biết, mày…”. Tôi không biết làm thế nào, đeo tai nghe lên, một tiếng đồng hồ sau bỏ ra thấy mẹ đang nói. Có lúc mẹ nói như hát, bản lĩnh này nếu không được rèn luyện suốt năm, mười năm thì nhất định không thể cao cường đến vậy.

Thực ra ba anh em tôi đều rất quý mẹ, chỉ có cái bệnh nói nhiều của mẹ làm chúng tôi không chịu nổi. Về sau, mỗi lần thấy mẹ bắt đầu nói là tôi trốn, trốn không được thì bỏ chạy. Bây giờ lâu lâu không được “nghe ca nhạc”, quả là có nhớ, nhất là lúc tôi bị ốm.

Nghe giọng phàn nàn đã lâu không được nghe của mẹ, tôi xúc động, sống mũi cay cay. Đã bao năm không biết nước mắt là gì, bây giờ không kìm được, nước mắt tôi cứ trào ra. Mẹ cũng gục lên vai tôi, nước mắt chan hoà. Mẹ vừa khóc vừa kể lể:

“Con thật là…ngần ấy năm không thèm về nhà nhìn mặt mẹ lấy một lần, có biết mẹ cô quạnh, buồn tủi lắm không!...”.

"Con thấy chưa, con không biết tự chăm sóc, lại ốm nữa…làm sao mẹ yên tâm được!”.

“Ô, chúng mày lớn rồi, sắp bay được rồi, làm gì còn nhớ đến mẹ? Làm gì còn nhớ mẹ nửa đêm thay tã lót, pha sữa, miếng cơm miếng cháo nuôi ba anh em chúng mày…”.

Mẹ càng nói càng buồn, khóc càng to.
Cô y tá lại xuất hiện. “Không được khóc to ở bệnh viện. Bệnh nhân cần được yên tĩnh.”. Lúc đó mẹ tôi mới thôi khóc, xin lỗi cô y tá. “Xin lôi, xin lỗi cô y tá, cô không biết chứ, tôi đến thăm con, nó là con tôi”. Mẹ xoa đầu tôi. “Chúng nó đều học đại học ở Trùng Khánh của các cô đấy, nó học năm thứ ba rồi. Vào đại học những tưởng chững chạc hơn, ai ngờ lại không biết tự chăm sóc, không đúng thế sao? Thằng bé này tệ lắm, ba năm không về nhà….”. Mẹ lại bắt chuyện với cô y tá.

Tôi ra hiệu cho mẹ. Cô y tá không có cách nào thoát ra được, thấy mẹ không có dấu hiệu dừng lại, đành ngắt lời: “À, xin lỗi bác, tôi phải đi trực bây giờ”. Lúc đó mẹ mới thôi nói, dúi hai quả táo vào tay cô y tá. “Vâng, cô đang bận, tôi không quấy rầy nữa. Đây là con tôi, sau này nhờ cô quan tâm đến cháu. Lớn thế này nhưng ở bên ngoài, xa mẹ, không ai chăm nom, ốm nặng thế này mà không biết. Nếu ở nhà, tôi đã chẳng để nó ốm lâu như vậy, đã sớm đưa đến bệnh viện chữa trị rồi”.

“Xin lỗi bác, tôi phải đi làm việc”. Cô y tá cầm quả táo, không thể không nhắc mẹ lần nữa.

“Vâng, nhất định là cô rất bận, cô đi làm việc đi”.

Sau đó cô y tá đáng yêu chuồn thẳng, nhanh như tránh bệnh dịch. Tôi dám chắc nếu bây giờ phòng tôi có mở tiệc cô ta cũng không dám đến nhắc nhở.

Tôi nằm trên giường, nhìn mẹ, tôi thấy mẹ thật đáng yêu. Trước đây tôi không nhận thấy mẹ càu nhàu mà lại thân thiết như vậy. Đây là mẹ tôi, người đã sinh ra tôi.

Mẹ nhìn tôi, lại bắt đầu: “Con xem, con lớn như vậy, tự dung sao lại cười? Đi ra ngoài phải học cách sống, mọi người đâu có như con, không thích giao thiệp, sau này sẽ bị thiệt thòi! Bây giờ mẹ không nói con nữa, nói nhiều con lại giận. Con lớn thế này, thầy giáo cũ của con gặp mẹ còn nói con ít nói…”. Phần sau mẹ còn nói những gì tôi không chú ý, không nghe cũng không biết mẹ nói gì, nhưng tôi chăm chú nhìn mẹ, mảng tóc bên tai mẹ đã bạc thêm nhiều, nếp nhăn bên khoé mắt sâu hơn. Mẹ già nhanh quá. Hoá ra mẹ cũng già. Trước đây tôi không quan tâm đến điều đó. Thì ra, được nằm nghe những lời phàn nàn của mẹ thật là hạnh phúc!

Mẹ nói rất nhiều. Nhưng lại rất đáng yêu.

Tôi thấy mắt Mai Mai đỏ, rõ ràng khi đi đón mẹ em đã khóc. Bây giờ em đứng im nhìn mẹ. A Thụ đi lại quanh em, đưa giấy lau và nói lời an ủi vô tác dụng.

Ăn cơm xong, mẹ kê cái ghế dài cạnh giường tôi rồi ngồi xuống. Tôi biết mẹ lại sắp nói. Quả nhiên trong lúc pha sữa cho tôi, mẹ lại bắt đầu bài ca.

Tất cả những gì cần nói mẹ đã nói hết, có điều mẹ nói đi nói lại đến ba bốn lần, nói đến lúc không thể nghĩ ra cái gì để nói, lại nhắc chuyện ngày xưa của mấy anh em chúng tôi, từ khi tôi ra đời cho đến lúc Mai Mai, An An lớn lên. Mẹ nói một mạch đến mười một giờ.
A Thụ đã trở về trường. Mẹ cũng giục Mai Mai về nhà. Mẹ nhất định đòi ở lại bệnh viện chăm sóc tôi. Mẹ bảo: “Dương Dương đang ốm, cần có người ở bên”. Bất chấp sự phản đối của tôi, mẹ kiên quyết ở lại.

Bệnh viện về đêm rất yên tĩnh, giọng mẹ lên bổng xuống trầm, ngọn đèn đầu giường hắt ánh sáng màu vàng nhạt lên mặt mẹ, nhìn thật thân thiết. Nghe mẹ nói về sự bướng bỉnh của mình thời nhỏ, chốc chốc tôi lại cười, có lúc chảy cả nước mắt. Từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ chăm chú nghe từng lời mẹ nói như vậy. Mẹ nói, dù lẩm cẩm nhưng chan chứa yêu thương.

Bây giờ xa nhà, tìm được một người phàn nàn, ca cẩm về mình thực không dễ. Phàn nàn chứng tỏ quan tâm nhiều. Mẹ không nói: “Mẹ yêu con”. Tôi cũng không nói: “Con nhớ mẹ”. Trong lúc này nói yêu là thừa, là khách sáo. Yêu, không lời; kính, để trong lòng.

Mặt mẹ không tốt, bình thường mẹ không đeo kính, chỉ lúc khâu vá mới đeo cái kính kiểu cũ.

Bây giờ mẹ lại đeo cái kính cũ ấy pha sữa cho tôi dưới ánh đèn, miệng vẫn nói liên hồi: “Thấy bảo là bú sữa mẹ thì thông minh, con từ nhỏ chỉ dùng sữa bò mà cũng đỗ đại học!”. Nói đến đây mẹ có vẻ đắc ý lắm; có lẽ bà cho rằng con mình đỗ đại học rồi thì rất có tương lai. Tôi nhìn vẻ thoả mãn của mẹ, hối hận đã không cố gắng hơn để mẹ được tự hào về tôi. “Có biết vì sao sau này con không uống sữa bò nữa không? Lúc con ba tuổi, chẳng biết nghe ai bỗng một hôm quẳng bình sữa đi, nói như người lớn: “Mẹ, từ nay con không uống sữa bò nữa”. Quả nhiên sau đó con không uống, dỗ thế nào cũng không được, không biết tại sao hồi nhỏ con lại ương như thế chứ!”.

Mẹ vừa nói vừa lấy thìa quấy sữa, làn hơi bốc lên thoảng qua mặt mẹ, tôi thấy mắt mẹ đục hơn. Tôi còn nhớ trước đây mắt mẹ rất sáng, bất kể tôi làm gì mẹ cũng biết. Lúc nhỏ tôi rất sợ đôi mắt to, nghiêm khắc của mẹ. Khi ấy tôi chẳng thể tưởng tượng sẽ có lúc mắt mẹ lại đục mờ như vậy. Mẹ già thật rồi!

“Mẹ không mệt sao?”. Tôi ngắt lời mẹ, hỏi.

“Mệt? Có gì mà mệt? Không mệt tý nào! Ngày xưa phục vụ mấy anh em nhà anh còn chịu được, một tý thế này có thấm vào đâu, nhớ ngày xưa cơm không dủ ăn…”. Sau đó mẹ có thể nói nửa ngày trời về chuyện “ngày xưa”.

“Mẹ, bố có khoẻ không?”. Tôi lại ngắt lời.

“Ôi dào, đừng nhắc đến ông lão lẩm cẩm ấy, suốt ngày nốc rượu, đã biết huyết áp thấp, vậy mà cứ tối ngày rượu chè, để xem bao giờ ông ấy bỏ được rượu! Say khướt lại về nhà gây phàn nàn về bố. Tôi bịt tai, nghĩ sao trên đời lại có người phụ nữ lắm lời đáng yêu như mẹ.

Mẹ thổi sữa cho nguội bớt rồi đưa cho tôi, bảo cẩn thận kẻo nóng. Tôi không nói không rằng ngửa cổ uống hết cốc sữa. Ngọt, sánh, thơm…hoà quyện cả tình mẹ.
...............................................................
bạn đang đọc truyện tại chúc các bạn vui vẻ
....................................................................
"Mình là mặt trời, chị là mặt trăng, một bầu trời không thể cùng lúc có cả mặt trăng lẫn mặt trời, hai thiên thể thần linh"

ANH TRAI EM GÁI - Tào Đình

Nếu nói rằng: “Yêu là mỗi sợi tơ. Tấm vải tình yếu nhất định phải do hai người dệt từng sợi một mới tạo nên hạnh phúc” thì yêu đơn phương, hỏi có phải tình yêu?

Yêu đơn phương đã khổ. Yêu chính anh trai của mình lại càng khổ hơn nữa. Mai Mai yêu anh trai Dương Dương, một tình yêu tội lỗi nhưng không bệnh hoạn, tội lỗi mà vẫn đáng thương.

Bởi, Mai Mai là cô gái câm. Trong thế giới “hư ảo, lặng lẽ, không người”, trống rỗng và cô độc của cô, duy nhất chỉ có người anh trai ngự trị. Yêu anh và muốn độc chiếm người anh, Mai Mai đã tự tước đi niềm vui hồn hậu của tuổi thơ, đẩy mình vào vòng xoáy của những mâu thuẩn giằng xé giữa hờn ghen ích kỷ và tình yêu thương. “Chị em sinh đôi, chị em như hoa, tương thân tương ái không rời xa”. Vậy mà Mai Mai đã ghen với từng tiếng gọi “anh” nũng nịu, ngộ nghĩnh của An An, Người em gái sinh đôi láu lỉnh, thông minh, hoạt bát, dễ thương.

Có lần, An An bị ngã - một vết sẹo dài theo cô suốt cuộc đời, nhức nhối trong tim một nỗi đau không nói nên lời. Cô tinh nghịch, bất cần. Cô sống đơn giản và bồng bộ. Có ai hình dung cô thế nào trong những khoảnh khắc mơ màng đứng bên cửa sổ, ánh mắt u ám nhìn xa xăm, khao khát về một “ngọn đèn” cho riêng mình?......

Phần một:

Những mùa hè của thời thơ ấu, không khí tràn ngập mùi hương cỏ dại và mùi bánh pizza làm cho cái nắng gắt như nhạt đi và mong manh hơn. Chúng tôi học làm người lớn, cố tỏ ra tư lự với nụ cười buồn rầu thường trực.

Khế ước

Một buổi sớm mùa xuân, Hà Tặc, gã trai cùng lớp với tôi, sửng sốt khi nhìn thấy Mai Mai lần đầu tiên. Không kìm được, gã reo lên đầy kinh ngạc:

“Trời, đẹp quá!”

“Chị là người ở đâu thế, trông chị rất đặc biệt!”

“Chị học trường nào?”

“Chị tên gì?”

“Sao khinh người thế?”

Gã hỏi liền một thôi một hồi; lần đầu tiên cảm thấy lăn tăn về sức hấp dẫn của mình đối với người khác giới.

Mai Mai nhìn Hà Tặc, lại nhìn tôi, nụ cười hồn hậu, vẻ bình thản, êm đềm như mặt nước mùa thu.

Mai mai mặc sơ mi trắng, bên trong là áo bó và váy đều màu hồng. Nắng xuân đã về nhưng không khí vẫn còn phảng phất hơi lạnh. Trông em tao nhã, tràn trề sức sống, ánh mắt như cười, như giễu cợt sự vụng về, bất cẩn của người đối diện.

Mai Mai đem bút và màu ra ban công ngồi vẽ.

“Ông bạn, ích kỷ thật đấy, có cô bạn đẹp như vậy mà không sớm giới thiệu với anh em!?” Hà Tặc lại quay đầu về phía tôi, đùa đùa thật thật; đột nhiên nét mặt thoáng băn khoăn, gã lẩm bẩm: “Ồ, mà tại sao nàng lại không thèm để ý đến tớ nhỉ, “Trái tim không ngủ yên” của tớ bị tổn thương mất.”

“Mai Mai không phải là bạn gái của tớ.” Tôi nói, thâm tâm cũng thấy hối tiếc. “Vả lại, Mai Mai không biết nói, làm sao trả lời cậu.”

Hà Tặc chưa kịp phản ứng, đúng lúc đó cánh cửa bật mở, một cô bé đầu quấn khăn màu da cam tươi rói đường đột xông vào: “Em về rồi đây! Hôm nay chúng ta ăn món nem công hay chả phượng?”

Hà Tặc nhìn người con gái nhanh nhảu, nhí nhảnh như một con chim từ trên trời rơi xuống, lại nhìn cô gái đang miệt mài vẽ tranh ngoài ban công. Không thể tin được. Cô ấy, cô ấy… họ là…?”

Tôi mỉm cười, giải đáp thắc mắc của cậu ta. “Rất đơn giản. Họ là chị em sinh đôi.”
---------------------------------------------------------
“Mẹ, sau này có tiền, con sẽ xây cho mẹ cái nhà thật to!”. Đây là lời hứa đầu tiên của tôi với mẹ. Rõ ràng mẹ rất phấn khởi nhưng vẫn nói: “Xây nhà làm gì, chỉ cần anh kiếm được tiền đủ nuôi vợ con là tốt rồi. Mẹ không định lấy một đồng của anh, chỉ cần Tết đến anh về ăn bữa bánh do mẹ làm là mẹ vui lắm rồi”. Mẹ nói vậy nhưng rõ ràng bà rất vui, cuối cùng bà đã được nghe những lời hiếu nghĩa của đứa con trai.

“Mặc dù mới chỉ hứa, nhưng mẹ vẫn tin con là đứa có hiếu, ngoan, học được, không hút thuốc, không rượu, khá hơn ông lão nhiều”.

Mẹ nói một hồi, bỗng nhớ ra điều gì, liền hỏi tôi, vẻ bí mật: “Con đã có bạn gái chưa?”.

Tôi cười, nói: “Mẹ lo hão gì thế?”.

Nhưng mẹ không chịu, thấy tôi lảng, mẹ giống như trẻ con nhằng nhẵng hỏi bằng được.

Tôi nói chưa có. Mà chưa có thật. Chỉ có điều khi nói như vậy, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của Hồ Khả.

“Thật chứ, con không dối mẹ chứ?’.

“Thật, chưa có thật”.

Mẹ có vẻ vẫn chưa tin, chăm chú nhìn vào mặt tôi, tôi mạnh dạn nhìn lại. Tôi chưa có thật, việc gì phải giấu, mẹ ngẫm nghĩ một lát, rồi nhìn tôi mỉm cười, có lẽ bà đã tin.

Nếu mẹ biết tôi có bạn gái, chắc chắn sẽ lại giáo huấn, nào là bây giờ hãy còn sớm, phải tập trung học hành, sau này công thành danh toại tìm đâu chẳng được vợ, vân vân và vân vân. Nhưng thấy tôi chưa có bạn gái mẹ cũng không vui: “Sao con gái Trùng Khánh làm cao thế, con tôi có gì không tốt? Sao lại coi thường người ta thế! Dương Dương, đừng sốt ruột, con đâu có kém ai!”.

Tôi cười sự đáng yêu của mẹ, tôi bảo không phải họ làm cao mà là con trai mẹ làm cao. Im lặng một lát, tôi nói tiếp: “Bây giờ chưa có nhưng sau chưa biết thế nào.”. Trong lòng tôi vang lên cái tên Hồ Khả - cô gái tràn ngập ánh mặt trời nhưng vẫn toát ra hơi lạnh.

Mẹ đã quên chuyện đó, lại bắt đầu bài ca của bà, nghĩ gì nói nấy.

Đêm đó tôi ngủ thiếp trong tiếng phàn nàn của mẹ, thật lạ là tôi ngủ rất say. Mẹ tốt quá, tuy nói hơi nhiều. Những lời phàn nàn của mẹ làm tiêu tan nỗi nhớ nhà bấy lâu của tôi.

Tôi nghĩ mình đã là chàng thanh niên hai mươi hai tuổi, có sự nghiệp và suy nghĩ riêng. Nhưng trước mặt mẹ, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ.
14. PHỤ NỮ VÀ BÓNG ĐÁ

Nằm viện một tuần, tôi cơ hồ quên đường về nhà. An An bảo tôi mắc bệnh lú lẩn tuổi già.

Con bé An An cuối cùng cũng thể hiện bản lĩnh khi tôi xuất viện; điều kỳ lạ là mẹ hầu như không mắng nó. Mẹ chỉ nhắc con gái ở ngoài phải cẩn thận, An An trang nghiêm gật đầu.

Ra khỏi viện, nghĩ đến cảnh ngồi xe về nhà, tôi nói với em gái là tôi không thể ngồi nổi nữa, dù trên xe có chỗ ngồi thì tôi vẫn đứng!

“Khi người ta biết nằm lại ngồi suốt một tuần liền mới nhận thấy việc đi lại thật là thú vị”.

Ra đến bến xe, mẹ nói: “Dương Dương vừa xuất viện, không thể chen trên xe buýt được, gọi tắc xi thôi.”.

……

Về nhà, mẹ đích thân xuống bếp, tôi lại được thưởng thức món ăn quê nhà và hương vị quen thuộc.

Khi mẹ nấu ăn, tôi đứng bên cạnh, mẹ bảo tôi đi nghỉ, tôi bảo thích nghe mẹ cằn nhằn.

“Mẹ cằn nhằn lúc nào! Cô hàng xóm bán rau ngoài chợ mới đúng là kẻ lắm điều, cô ấy thích xen vào chuyện của người khác. Mẹ xưa nay làm việc dứt khoát, không bày đặt nọ kia! Ngày xưa cha con thích mẹ cũng vì điểm ấy…”. Sau đó tôi đi lấy ghế ngồi trong bếp nghe mẹ nói, khỏi lo vốn từ của mẹ nghèo nàn.

Hôm đi học đầu tiên sau khi xuất viện thì gặp trận thi đấu bóng đá.

Tôi vốn không định tham gia vì chân vẫn còn yếu. Hà Tắc nói một câu đầy ẩn ý: “Vương Quân cũng tham gia”.

“Hắn tham gia hay không việc quái gì đến tớ! Hắn không xứng là tình địch của tớ! Người có mắt sẽ nhận ra ngay Hồ Khả thích tớ. Hắn chẳng là gì hết!”.

Hà Tặc lắc đầu bỏ đi. Tôi liền chạy đến ghi tên, tự nhủ: “Bác sỹ đã dặn phải chịu khó tập luyện”.

Hồi học phổ thông, tôi đá bóng như điên, tôi và mấy đứa bạn cứ đến giờ giải lao là đá bóng, mồ hôi nhễ nhại, cả lũ ra vòi nước công cộng rửa, nếu nóng quá thì gội đầu luôn. Sau đó bước vào lớp, dũng mãnh như anh hùng trước cái nhìn khâm phục của bọn con gái…Nghĩ lại, bóng đá thực là thế mạnh của chúng tôi, bao giờ cũng rất hấp dẫn.

Trận đấu còn chưa bắt đầu, sân vận động đã chật ních khán giả. Đa số là những nữ sinh xinh đẹp. Tôi thấy những thiếu nữ Trùng Khánh đáng yêu ấy thật tuyệt vời.

Phụ nữ xem bóng đá khác nào người mù xem cưỡi ngựa. Họ chẳng hiểu gì về bóng đá nhưng lại hăng hái chiếm chỗ, giống như đi xem các ngôi sao biểu diễn. Họ cũng bình luận sôi nổi, cũng biết tên các ngôi sao bóng đá Châu Âu, cũng gào thét cổ vũ, cũng chỉ trích trọng tài. Nhưng có một chuyện đàn ông không biết, đó là mâu thuẫn giữa họ khi bình luận về David Beckham và Ronaldo.

Khi nhìn thấy Hồ Khả nổi bật trong đám nữ sinh đang bàn tán ồn ào, tôi cảm thấy sức lực dồi dào, thậm chí còn hận là không thể một mình tấn công cả đội. Tôi chửi đám hậu vệ, hồi phổ thông tôi chơi ở hàng tiên phong.

Lúc đó Hồ Khả cũng nhìn thấy tôi, nàng mỉm cười chạy lại phía tôi. Hồ Khả mặc áo sát nách, tôi luôn khao khát đoá hoa bị cái váy ngắn màu tím đáng yêu bó chặt. Khi nàng chạy, tôi để ý đến bộ ngực rắn chắc của nàng nảy lên theo bước chân. Giấu trong bộ trang phục trả trung là cái có thể so sánh với mặt trời lúc giữa trưa! Nó có sức hấp dẫn khủng khiếp đối với mắt tôi.

Hồ Khả rực rỡ hơn ánh mặt trời. Nàng chạy về phía tôi, nhìn tôi, tôi cảm thấy máu nóng sôi sục. Tôi suy tính nên đáp lại nụ cười của nàng thế nào. Phớt lờ tỏ ra vẻ không biết ư? Hay tỏ ra điểm tĩnh, đường hoàng? Tôi lập tức nghĩ ra một tư thế mà tôi cho là lý tưởng, ngẩng đầu nhìn lên trời, chờ đợi Hồ Khả đáng yêu đến động viên.
Tôi hy vọng nàng chạy đến với câu nói dễ thương nửa đùa nửa thật, đại loại: “Ồ, Dương Dương, anh mặc bộ thể thao trông rất điển trai! Lát nữa cho xin chữ ký nhé!”.

Biết rõ nàng sẽ không nói như vậy, nhưng vừa nghĩ đến đấy, tim tôi đã đập loạn xạ. Hà Tặc trông thấy bảo tôi: “Sao lại nhìn lên trời mà cười?”. Tôi không thèm bận tâm, nghĩ bụng cậu thì biết cái cóc khô gì. Sau đó tiếp tục ngắm trời chờ Hồ Khả đến. Bầu trời đẹp thật! Xanh ngắt không một gợn mây, xanh đến nhức mắt.

Lát sau nghe tiếng Hồ Khả đang nói phía sau: “Vương Quân cố nhé! Tớ và cả mấy đứa cùng phòng đã bỏ phiếu cho cậu!”.

Ngoái lại, thấy Hồ Khả đang nói với Vương Quân, miệng cười tươi, đôi mắt sáng tươi như nửa vầng trăng, Vương Quân mừng quýnh, rối rít như con chó, gật đầu lia lịa: “Chắc chắn. Chắc chắn rồi!”.

Hồ Khả lại chạy đi. Khi nàng lướt qua, tôi không kìm được, gọi: “Hồ Khả!”. Nàng quay đầu nhìn tôi, nói một câu khiến tôi muốn té xỉu: “Trả ô hả?”.

Càng nhìn Vương Quân tôi càng ngứa mắt. Tôi đã mắng hắn một trận trước mặt Hà Tặc và A Thụ.

“Cậu đang ốm, không nên quá xúc động, các cậu chơi cùng đội đấy!”. A Thụ nhắc tôi.

Còn nhớ trận giao đấu hữu nghị giữa đội khu A và khu B của Đại học Trùng Khánh diễn ra trước khi tôi bị ốm. Vốn dĩ tôi cũng được coi là cầu thủ chủ lực, nhưng bắt gặp ánh mắt của Hồ Khả nhìn Vương Quân khiến tôi tức tối, vừa bắt đầu vào sân là tôi đã tả xung hữu đột, chỉ mong bóng đến chân để ghi bàn, đâu có chuyện chuyền bóng cho người khác. Mỗi khi thấy Vương Quân có bóng là tôi không chịu nổi, lập tức lao đến cướp, thế là bị thầy mắng.

Hồ Khả thích Vương Quân. Ý nghĩ đó khiến toàn thân tôi như không còn chút sức lực nào. Làm sao tôi có thể chạy trên sân suốt chín mươi phút trong tâm trạng thế này? Tôi nói với đội trưởng tự dưng thấy mệt không không thể tham gia trận đấu, đội trưởng bảo cậu mới xuất viện nên về nghỉ ngơi, sẽ có người dự bị thay thế. Tôi đi về phía khán đài chỗ Hà Tặc và A Thụ ngồi.

Ngồi trên khán đài, tôi bứt rứt, tôi bực bội với hết người này đến người khác. Tôi thầm chửi huấn luyện viên, chửi đội trưởng Vương Quân.

“Đã bảo cậu đừng quá xúc động!”. A Thụ đập vai tôi: “Cậu cũng thật là, lần trước sao lại đi cướp bóng của Vương Quân!”.

“Mẹ kiếp, cậu cứ làm như không biết gì về bóng đá!”. Hà Tặc cũng tức giận xen lời, chân giậm thình thịch xuống đất. Trên khán đài, các nữ sinh hò hét ầm ĩ, rồi chỉ trỏ, ăn dưa hấu, uống Coca. Họ không để ý đến tôi. Tôi bỗng cảm nhận sâu sắc cái bẽ bàng của người phải lùi về hậu phương.

Lòng nóng như lửa đốt, tôi liếc nhìn Hồ Khả, nàng đang cầm quần áo hộ ai, mắt nhìn ra sân, vẻ căng thẳng, hoàn toàn không để ý đến tôi, một cầu thủ bất đắc dĩ phải ngồi trên khán đài.

Thời gian nghỉ giữa hai hiệp, trên sân như chợ vỡ. Các nữ sinh tới tấp mang đồ uống, khăn mặt lạnh đến động viên bạn trai. Tôi ngồi một bên, không ai đoái hoài, mắt đỏ như mắt thỏ, nhìn các cô gái như đàn bướm chạy qua trước mặt, không biết đến sự hiện hữu của tôi.

Không phải là người hùng trên sân cỏ, tôi rất buồn. Tôi bảo với Hà Tặc cần đi vệ sinh. rồi lẳng lặng ra về một mình. Như một tướng quân bại trận, chiến công trước đây của tôi không ai còn nhớ. Trước khi đứng lên ra về, tôi còn liếc Hồ Khả, đúng lúc nàng cũng đang nhìn tôi. Ánh mắt đẹp của nàng lộ vẻ thông cảm, tôi cau mày quay đầu đi luôn.

Khi đi qua máy nước công cộng, tôi dúi đầu dưới vòi nước lạnh, gội sạch mồ hôi đang túa ra, định về nhà. Tôi biết ở đó có ba người phụ nữ quan tâm đến tôi, sùng bái tôi. Đó là mẹ và hai em gái của tôi, họ không bao giờ coi thường tôi. Gội đầu xong, thấy dễ chịu đôi chút, định đi, nhưng chợt va phải vật gì mềm mềm, tiếp đó là tiếng kêu: “Sao anh không chịu nhìn đường vậy!”.

Vừa mới gội đầu, nước vào mắt còn đang nhập nhoạng, nhìn chưa rõ, nhưng đúng là tiếng Hồ Khả, cố mở mắt, tôi thấy Hồ Khả đang nhăn nhó đứng ngay trước mặt, tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên. Lông mi vẫn ướt dính, qua rèm mi tôi nhìn thấy những hai Hồ Khả, cả hai đều rất vui vẻ.

“A, Hồ Khả, thì ra là bạn!”. Sau đó lại nói: “Bạn không đến đòi cái ô chứ?”.

“Đương nhiên!”. Nàng nói, đang cố lau đất trên bàn chân bị tôi giẫm lên.

Tôi tưởng nàng sẽ nói một cách khách khí, đâu có đâu có, cái ô lúc nào rảnh anh đến chơi trả tôi cũng được. Ai ngờ nàng nhanh nhảu trả lời: “Đương nhiên!”. Tôi hơi thất vọng, tôi nghĩ cô nói chuyện với tôi cốt là để đòi tôi cái ô sao, đã vậy tôi sẽ không bao giờ trả, tôi muốn cô đòi tôi suốt đời. Tôi càng vuốt ve cái con người bướng bỉnh trong tôi.

“Cái ô tôi để ở nhà, hay bạn theo tôi về lấy!”. Tôi nói vậy, biết chắc nàng sẽ từ chối.

Nàng không trả lời, nhìn vẻ tức tối của tôi, nàng cười khanh khách. Tôi nhìn nàng cười, thầm nghĩ rồi khuôn mặt này, nụ cười này sẽ chỉ dành cho tôi, cảm thấy rất đắc ý. Tôi thấy nàng cười rất đẹp. Nghĩ thế, tôi nói một cách vô thức: “Hồ Khả, cô cười rất đẹp!”.

Hồ Khả không ngờ tôi có thể khen trắng trợn như vậy. Mặt nàng đỏ bừng. Tôi rất khoái nhìn các cô gái đẹp đỏ mặt, nàng cúi đầu lườm tôi, trông như con thỏ hốt hoảng, ngượng nghịu đáng yêu.

Nước vẫn từ trên tóc nhỏ xuống mắt tôi, tôi nhắm lại. Nghe Hồ Khả nói: “Xem anh kìa, vừa xuất viện đã gội đầu nước lạnh!”. Sau đó nàng rút khăn giấy trong túi, thận trọng lau mặt cho tôi, lần đầu tiên Hồ Khả lau mặt cho tôi.

Tôi ngửi mùi thơm của giấy, chợt nghĩ tới cảm giác khi tay tôi sờ vào cái vật mềm mềm trước ngực nàng, và mắt tôi không hiểu sao lại liếc nhìn vào chỗ đó, thầm ước bao giờ nàng cho tôi chiêm ngưỡng bông hoa bí mật tuyệt vời ấy. Bông hoa của Hồ Khả ẩn trong xiêm y của nàng, nhưng cái bí mật nữ tính vẫn hiện ra lồ lộ khiến tôi hiếu kỳ, khiến tôi khao khát.

Con người tôi có tật hay buột miệng nói ra những điều nghĩ trong lòng. Tôi nghĩ thế, và cũng vô thức nói: “Hồ Khả, bạn bao giờ cho tôi xem đoá hoa đó?”.
15. PHỤ NỮ RẤT KHÓ CHIỀU.

Nói ra câu đó, tôi lập tức ân hận, mình quá bỉ ổi, tại sao lại nói những câu sống sượng như vậy với một cô gái đẹp, mà đó lại là người con gái tôi hằng ao ước. Câu đó, tôi chỉ nên nói trong mơ.

Cũng may Hồ Khả không nghe rõ. Nàng ngạc nhiên hỏi: “Cái gì, anh vừa nói gì? Hoa nào? Ai trồng?”.

Trùng Khánh đã bước vào tháng Năm.

Trận mưa lớn, tuần trước khiến Trùng Khánh hạ nhiệt, không khí mát mẻ, mặt trời xấu hổ trốn sau đám mây dày đặc, thỉnh thoảng có gió thổi mới ló ra.

Những ngày đẹp trời thường kéo dài không lâu. Mặt trời sau một tuần xấu hổ lại bắt đầu thể hiện uy lực. Mặc dù nhiệt độ không phải quá cao, nhưng ánh nắng rất gay gắt, chiếu lên người bỏng rát.

Hôm nay nắng to, ánh nắng gay gắt lạ thường. Tôi nhìn lên ban công, trót nói một câu lưu manh như thế, quả thực tôi không biết làm thế nào đối diện với một Hồ Khả trong sáng thuần khiết đến vậy. Suy nghĩ của nàng về sex đơn giản như tờ giấy. Tôi có ý nghĩ không yên phận với nàng, trong khi nàng ngây thợ ngoẹo đầu bảo tôi giải thích.

Nhìn vẻ tò mò của nàng, tôi không biết nên nói thế nào. Cái gì là hoa của phụ nữ? Đàn ông hướng về đoá hoa đó như thế nào?

“À, hoa của bạn trồng đó!”.

Nàng ngây người một lát, sau đó cười phá lên khiến tôi ngạc nhiên, lúc sau thấy xấu hổ, nhất định nàng đã nhìn thấy tâm địa tôi, cười nhạo chàng ngốc là tôi.

Hồ Khả là con thiên nga xinh đẹp!

“Tôi biết! Anh định nói cái cối xay gió trên ban công nhà tôi chứ gì?”. Nàng cúi đầu: “Không phải hoa hiếc gì đâu! Thật hết chịu nổi anh. Nếu anh thích tôi sẽ tặng luôn! Anh đợi tôi ở đây!”. Không chờ tôi mở miệng, nàng chạy như bay lên phòng, năm phút sau quay lại, mặt đỏ bừng. Tôi chú ý đến bộ ngực nhô cao của nàng phập phồng theo nhịp thở.

Nàng đưa cho tôi cái cối xay gíó bằng bìa cứng màu vàng: “Đây, tặng anh cho xong! Không có ai hào phóng như tôi chứ?”.

Tôi dùng cả hai tay đỡ cái cối xay gió, món đồ chơi này nhìn gần càng đẹp, làm thủ công, rất tinh xảo. Lại nhìn đôi mắt đang cười của Hồ Khả, quả là rất cảm động.

Tôi thận trọng cho vào túi, thầm nghĩ đến hình ảnh nó ở trên ban công nhà mình; khi có gió nó sẽ chuyển động, sẽ xoay tít. (Ghi chú: Cái cối xay gió về nhà tôi đến ngày thứ hai đã oanh liệt hy sinh, nguyên nhân là bà mẹ đáng yêu của tôi đem nó cho con mèo Spin chơi, cuối cùng nát tươm bởi móng vuốt của nó. Tôi rất tiếc nhưng chẳng dám nói mẹ, lòng càng thêm hận con Spin).

Lúc đó, với tư cách là một người đàn ông, tôi trịnh trọng hứa với cái cối xay gió: “Tôi sẽ bảo vệ bạn, dịu dàng, tận tâm như bảo vệ chủ nhân trước đây của bạn.”.

Hồ Khả không nói, cúi đầu đi bên tôi. Tôi cũng không biết nên nói gì, im lặng, ngại ngùng; thực ra chúng tôi đâu đã thân thiết, có chăng mới chỉ là nàng là người tôi thầm thương trộm nhớ.

Nhưng tôi là đàn ông, tôi thấy nhất định phải tìm chuyện để nói. Xưa nay chưa bao giờ tôi thấy khó mở miệng đến thế. “Hồ Khả, vì sao cô đi theo tôi?”. Vừa nói ra câu này, tôi đã thấy muốn vứt quách cái lưỡi này đi cho xong. Tôi không biết làm sao để cứu vãn tình thế. Thấy sắc mặt Hồ Khả từ kinh ngạc chuyển sang tức giận, tôi vội bổ sung: “Chiều nay bạn không phải lên lớp đúng không? Tôi đưa bạn đi chơi, đồng ý nhé?”.

Mặt Hồ Khả hồng hào trở lại. Nàng nhất định biết tôi mời một hoa khôi như vậy, tất nhiên là phải dũng cảm lắm, nếu không nàng đã không nhìn tôi cười lâu như vậy, mãi không trả lời của tôi.

Nụ cười của mỹ nữ có thể mang nhiều hàm ý bí ẩn.

“Tôi…nghĩ…”. Nàng chắp tay sau lưng, mím môi vẻ suy tư.

“Bạn định làm gì?”.

“Tôi đoán anh đưa tôi đi xe buýt cao cấp có điều hoà.”. Nàng nói, nở nụ cười đáng yêu.

“Ơ…”.Tôi chưa hiểu chuyện gì. “Đi xe buýt làm gì?”.

Sau đó Hồ Khả nhìn tôi, cười phá lên.

Khi tôi nghe Hồ Khả nói nàng chỉ muốn đi xe buýt có điều hoà với tôi, quả thực tôi quá đỗi kinh ngạc. Tôi nhìn cô hoa khôi có yêu cầu khác thường này, đúng lúc nàng cũng nhìn tôi, mắt lấp lánh, giống như vầng trăng, nụ cười vẫn hiện nơi khoé miệng. Về sau Hồ Khả nói với tôi, nàng thấy lãng mạn nhất là vào mùa hè, ngồi trên xe buýt có điều hoà với người đàn ông thích mình. Chỉ ngồi trong xe, có thể chẳng có mục đích gì, trong xe sạch sẽ, có máy lạnh, nhìn ra ngoài trời oi ả, bụi bặm, thích biết mấy!

Đương nhiên, lúc đó tôi đã không đoán được như vậy, cũng không nghĩ cô hoa khôi này lại lãng mạn đến thế, cũng không dám nghĩ, mình lúc đó đã lọt vào mắt xanh của Hồ Khả.

Mặc dù khó hiểu nhưng tôi vẫn chiều theo ý muốn của Hồ Khả; suy cho cùng đó chỉ là nguyện vọng nhỏ, không tham lam và không tốn kém. Vậy là tôi dưa một Hồ Khả vui vẻ như đứa trẻ nhỏ lên chiếc xe buýt to cồng kềnh có điều hoà và không hề để ý đến hành trình của tuyến xe. Lúc mua vé mới biết điểm cuối là tượng đài Giải Phóng Quân. Trong xe yên tĩnh, không bụi bặm, ồn ào như bên ngoài. Hồ Khả ngồi sát cửa sổ, tay chống cằm nhìn ra ngoài; tôi liếc sang nàng, nét mặt nàng thật thanh thản.

Xe chạy rất êm, không hề xóc. Trên xe, chúng tôi chỉ trao đổi vài câu. Ví dụ, có lúc nàng quay sang tôi, hỏi: “Anh thấy tôi nói tiếng phổ thông thế nào?”.
Tôi nói: “Nhìn cử động của miệng có thể đoán sơ sơ”.

Lúc đó nàng đánh khẽ tôi một cái thật điệu đàng. Tôi nói: “Đùa tý thôi. Thực ra tiếng phổ thông của bạn rất chuẩn”, nàng đánh khẽ tôi, bảo tôi là đồ nịnh đầm.

Chúng tôi hầu như không nói. Nàng nhìn những ngôi nhà và những cánh đồng vẻ thích thú, luôn trầm trồ khen ngợi. Tôi nghĩ, tôi đã hiểu vì sao nàng thích đi xe buýt có điều hoà vào mùa hè. Từ trong xe mát lạnh nhìn ra ngoài, quang cảnh mùa hè giống như cuốn nhật ký tâm trạng. Quả thực rất dễ chịu.

Tôi nhìn Hồ Khả bên cạnh, đôi bàn tay nhỏ nhắn của nàng nắm tay vịn trước mặt tôi, các khớp tay do nắm chặt trở nên trắng bệch. Mùi dầu gội thoảng ra từ mái tóc, thoang thoảng nhưng rất rõ, khiến tôi bối rối. Nếu tôi say, tôi sẽ ôm người con gái này, thầm thì hỏi nàng đang nghĩ gì. Nhưng tôi không say, cho nên tôi không dám.

Tôi không ngồi yên được nữa, vậy là tôi thầm cầu khẩn mặt đất nứt ra để cho xe bị sa lầy, sau đó tôi sẽ tóm lấy cơ hội này, đóng vai anh hùng cứu mỹ nhân, bảo vệ cho vầng trán tuyệt đẹp của nàng không bị thương.

Không ngờ lời cầu khấn của tôi thấu tới trời xanh. Xe bất ngờ phanh gấp. Hồ Khả nắm chặt tay vịn phía trước, cố giữ cho khỏi ngã, người nàng không hề bị lắc lư trong suốt thời gian xe chạy; ngoài tiếng kêu “Ối chà!”, nàng không hề hấn gì.

Còn người anh hùng là tôi, do đầu óc đang nghĩ những chuyện không đứng dắn, lại không có ai bảo với anh ta lúc nào thì dừng xe, nên đã đập đầu vào tay vịn của ghế trước mặt đánh cộc một cái, trước mắt người hùng xuất hiện một bầy chim bay bay.

“Anh không sao chứ? Cả xe chỉ có một mình anh bị cộc đầu.”. Hồ Khả nói, giơ tay sờ trán tôi.

Trời ghen với anh hùng! Tôi rủa thầm, đau há mồm, tay ôm đầu không cho Hồ Khả chạm vào. “Tiểu thư ơi, đau quá!”.

“Đáng đời!”. Nàng mắng, cười sung sướng. Tôi nghĩ để có nụ cười của người đẹp, bị thương cũng đáng.

Sau đó chúng tôi đi ăn trưa, ăn xong lại lên xe.

Cuộc hành trình hôm đó có thể khiến tôi cả đời không dám nhắc đến chuyện đi xe buýt. Tới khi mặt trời khuất sau núi, tôi nhức đầu hoa mắt nhưng Hồ Khả vẫn rất tươi tỉnh, lúc xuống xe nàng còn khoẻ hơn tôi. Ngồi xe bảy tiếng đồng hồ mà vẫn có thể cười tươi như vậy, không biết nàng có phải là người không đây!

Chúng tôi xuống xe đi một quãng mà người bán vé vẫn đứng nhìn theo.

“Bây giờ làm sao đây? Thưa cô nương?”. Tôi hỏi, vẫn giọng nịnh nọt.

“Ăn cơm thôi, tôi đói rồi.”. Hồ Khả nói, tôi cảm thấy người đẹp thì cái gì cũng đẹp. Ngày cả nuốt nước bọt một cách tự nhiên, tôi cũng thấy rất tinh nghịch, rất đáng yêu.

“Không có vấn đề gì!”. Tôi phụ họa.

Mùa hạ, ban đêm, đèn như sao, trời không nóng không lạnh, người đi lại rất đông. Đi đến đầu đường gần tượng đài Giải Phóng Quân, Hồ Khả vẫn đi bên phải tôi, sánh bước với tôi, được đi cùng nàng thật dễ chịu, cảm giác rất gần gũi. Cảnh đi dạo trong đêm thế này thật quá đỗi quen thuộc với tôi. Trước kia, mỗi lần ăm cơm xong, tôi vẫn đi dạo với Mai Mai nhưng sao bây giờ thấy rất lạ, phải chăng vì người đi bên cạnh là Hồ Khả?

Không thể nói Hồ Khả đi cùng xe với tôi cả ngày thì nàng đã là bạn gái của tôi. Nhưng tôi lại nóng vội muốn xác lập ngay quan hệ với nàng. Tôi đi cạnh nàng, phấn chấn, xúc động, máu như dồn hết lên đầu, tôi liếc bàn tay nhỏ nhắn trắng trẻo của nàng, suy nghĩ rất lung, không làm thế nào nắm được bàn tay đó một cách tự nhiên.

Một bàn tay nàng để trong túi quần, tay kia vung vẩy nhịp nhàng theo bước chân. Tôi đi bên trái nàng, hai tay bỏ vào túi quần thể thao, hơi nhướn vai để trông có vẻ rộng hơn. Tôi thẳng chân bước, thỉnh thoảng đá những hòn sỏi, hay vỏ chai trên đường, cố tỏ vẻ bình thản. Thực ra tôi đang tính toán làm sao nắm lấy bàn tay để bên ngoài của Hồ Khả.



Powered by Xtgem.com
© Copyright Truyencapnhat.SextGem.Com
Wapsite thuộc hệ thống Wapnhipsong.net
WAP DOC TRUYEN